Có nên "tắt đài" bài ca Dậy Mà Đi?

Phùng Mai 11-3-2011
Melbourne Australia

Tôi nhận được nhiều tranh luận về bài hát "Dậy Mà Đi" trong khi tôi đã có lần sử dụng bài này trong phần nói chuyện với chị Tân vợ Blogger Điếu Cày.  nên tôi xin lỗi nếu có xúc phạm đến bất cứ ai và tôi hứa sẽ không dùng bài hát này nữa để tránh gây nên những tranh luận không cần thiết. Tôi hứa không dùng nó vì tôi không muốn bất cứ ai bị xúc phạm, không phải vì bài hát này có vấn đề, điều cần thiết là sự đoàn kết, tiếc rằng có người còn suy diễn từ bài hát này đến một bài viết có tựa đề Xuân Hoà Giải Dân Tộc của Nguyễn Quang Duy rồi chụp mũ khối 8406 là Cộng Sản, họ sợ CS đến nỗi bị ám ảnh, nhìn đâu cũng thấy CS, đẻ ra con "ngáo ộp" để hù doạ nhau, hay người đi chụp mũ lại là chính khứa? Vì thế tôi xin trình bầy tại sao tôi dùng bài hát ấy trong một Audio mặc dù tôi biết tác giả bản nhạc là CS.


Nếu bài hát "Dậy Mà Đi" trong thời điểm này mà được các thanh niên, sinh viên trong nước cùng hát vang ngoài đường thì công an và người dân đều biết rõ thanh niên muốn gì và họ sẽ bị công an bắt ngay. Bài hát này tôi đã từng hát thời thiếu niên năm 1975, tôi biết rõ nó là nhạc CS, rồi vào trung học, lên đến đại học còn hát mê say hơn nữa, tuổi thanh niên bấy giờ tôi yêu nhạc, dễ nhập tâm, khi hát bài này trong lòng cảm thấy niềm hào hứng lẫn phẫn nộ, chỉ muốn làm kẻ "phản động" mà CSVN gán ghép, bởi vì tôi thấy rõ những gì CSVN đã áp đặt lên toàn dân tộc Việt Nam, gia đình tôi không ngoại lệ. Thiết nghĩ không cần dài dòng.

Nếu ta hay tổ chức nào đó hát những bài hát do tác giả cộng sản sáng tác, để rồi tổ chức ấy trở thành cộng sản thì ta giải thích thế nào về 2 bài Tiếng Gọi Thanh Niên và Hồn Tử Sĩ tác giả là Lưu Hữu Phước:

Lưu Hữu Phước  đã trở thành tác giả của những chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị lịch sử như:

• Tiếng gọi Thanh niên: Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau này Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sửa lời và chọn làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân.

• Lên đàng: Bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

• Hồn tử sĩ: Bài hát được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bài hát này trước 1975 cũng được Việt Nam Cộng hòa sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân dội.

• Ca ngợi Hồ Chủ tịch: Được xem là bài Lãnh tụ ca tại Việt Nam hiện nay.

• Giải phóng miền Nam: Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.


Bài ca "Tiếng Gọi thanh Niên", Hai câu đầu nguyên thuỷ:

Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi ra đi sá gì thân sống

Bài ca "Tiếng Gọi Công Dân", Hai câu đầu được phía VNCH sửa lại:

Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi,
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.

Ta thấy câu nguyên thuỷ đúng hơn vì chữ "Phóng" vần với chừ "Sống" Chữ “núi” không vần với chữ “sống”, nhưng vì là nhạc không phải là thơ nên không quan trọng.

Riêng anh Lý Tống đề nghị sửa lại lời bài hát "Dậy Mà Đi", (xem bên dưới) tôi đoán biết dụng ý của anh, nhưng thời đại ngày nay làm như thế mà không xin phép là một hình thức đạo văn, nếu tôi không lầm thì tác giả bài ca "Dậy Mà Đi" vẫn còn sống. Dù cho sửa lại lời thì điệu nhạc vẫn là của tác giả VC, tôi đoán ngày xưa (thập niên 40-50) không ai đặt ra việc phải tôn trọng tác quyền, cho nên VNCH đã sửa tên và vài chữ trong bài ca Tiếng Gọi thanh Niên của Lưu Hữu Phước, tuy nhiên ngày nay, vi phạm tác quyền là điều nhục nhã, trong khi chúng ta tranh đấu cho công lý ta không thể làm vậy được, hơn nữa bài hát "Dậy Mà Đi" đã đi vào lòng người, đã trơ nên một phần tâm lý người dân VN, họ đang quen "ăn cơm mà bắt họ ăn phở..." ( có thể vui vui đấy nhưng sẽ có hậu quả xấu) bây giờ ta thay đổi sẽ làm họ mất lòng, tại sao ta không chấp nhận nó là bài ca tranh đấu cho tự do? Dù là lời ca của CS nhưng nó có khả năng kích động khí thế tranh đấu cho tự do, thì nó vẫn là bài hát đáng trân trọng, hát để tranh đấu cho tự do là tranh đấu cho tự do, không có hai thứ tự do khác nhau, Chẳng lẽ lời tranh đấu cho tự do của cộng sản thì khác với của phe ta? Chẳng lẽ nhừng gì CS đã dùng thì ta không thể dùng sao?

Chúng ta tranh đấu cho công lý thì ta nên trân trọng sự công bằng, sự chơi công bằng (Fair Play) những sản phẩm tốt, ca khúc hay, bức hoạ đẹp, dù là của CS vốn nó đẹp thì nó đẹp, tại sao phải xa lánh nó, nó đã chiếm được lòng dân, được người dân ái mộ thì đấy là quyền sở hữu tinh thần của người dân, nếu ta tìm cách xa lánh nó cũng đồng nghìa ta từ chối tâm tình của người dân. Thiết nghĩ chúng ta không nên hành xử như những cán bộ CS khi vào miền nam, người CS đã lên án nhạc vàng và tiểu thuyết đồi truỵ, trước khi đốt sách và nhạc, nhóm người kiểm duyệt ngồi nghe và đọc, tôi còn thấy họ khen nhạc trữ tình miền nam hay, họ kểm duyệt tiểu thuyết bằng cách giao cho cán bộ ở trong nhà tôi, anh ta đọc lên tiếng như trẻ học bài rồi cười sằng sặc, đôi khi lại cảm động bùi ngùi ...

Bài hát "Dậy Mà Đi" hát trong thời điểm này thì chỉ những người chẻ sợi tóc làm tư mới nghĩ đến tác giả, đa số các thanh niên VN trong nước khi họ nghe bản nhạc này, tôi cho rằng lòng họ sẽ sục sôi, đơn giản vì người nhà và bạn bè tôi ở VN tôi cho biết thế khi xem VDO Clip này  họ liên tưởng đến những hình ảnh " bao nhiêu dân oan đang sống không nhà, bao năm cha anh ta chết trong tù, dậy mà đi dậy mà đi ... Bao nhiêu công an đang đánh chết người, bao nhiêu Mafia hãm hiếp dân lành dậy mà đi dậy mà đi ..." còn người Việt tỵ nạn CS như tôi, những thanh niên phải đi bán lao động thì rõ ràng sống xa nhà và chết xa nhà, nhớ nhà vô cùng... Chỉ ngoại trừ những hạng người "mũ nỉ che tai" những người bàng quan như thế, cho dù nhạc CS hay nhạc quốc gia thì cũng là đàn gẩy tai trâu.

Chúng ta là những con người tự do, khi nghệ thuật đáp ứng / phản ảnh được yêu cầu tâm lý xã hội thì nó phục vụ xã hội, không phải lèo lái nghệ thuật như những bài tuyết giảng của CS "Nghệ thuật vị nhân sinh" Nghệ thuật như thế là loại nghệ thuật "định hướng XHCN" Bài hát này nó phù hợp với hiện tình đất nước, nó phản ảnh nguyện vọng người dân, không lý do gì ta không dùng, Nghệ thuật chỉ là phương tiện để chúng ta đạt mục đích là thiết lập một chính quyền VN dân chủ, biết tôn trọng nhân quyền, người dân có được tự do ngôn luận và tôn giáo, đó mới là mục đích tối hậu của chúng ta.

Xin nghe bài ca Dậy Mà Đi trong Clip này:





Trong một phát biểu của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa:
[Trich] Quốc hội khoá 2 của đệ nhất Cộng hoà đã nhận dự thảo tu chính Quốc ca, dùng bài “Việt Nam minh châu trời Đông” để thay thế bài của Lưu Hữu Phước, nhưng việc không thành vì có một nhóm dân biểu khác vận động cho bài “Suy tôn Ngô Tổ thống”. Việc chưa ngã ngũ thì đệ nhất Cộng hoà sụp đổ, hỗn loạn, đảo chánh liên miên, “Quốc ca” trở thành chuyện nhỏ, ít ai quan tâm, ngoại trừ việc sửa lại nửa câu đầu bằng lời cũ của “Tiếng gọi sinh viên”: “đứng lên đáp lời sông núi” thay vì “quốc gia đến ngày giải phóng.” Gọi là sửa, nhưng kỳ thực là lấy lại lời ca của Hoàng Mai Lưu (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước); và chỉ sửa nửa vời khiến hai câu đầu bị lạc vận. Câu đầu “đáp lời sông núi” không đi với câu kế, “đồng lòng cùng đi hi sinh thiết gì thân sống”! [het trich]


Một chính thể VNCH có ngân quỹ quốc gia, có đầy đủ các cấp chính quyền trong vòng 20 năm, dùng 2 bản nhạc của Lưu Hữu Phước làm bản quốc ca và tưởng niệm chiến sĩ hy sinh mà bảo là "Việc chưa ngã ngũ thì đệ nhất Cộng hoà sụp đổ, hỗn loạn, đảo chánh liên miên, “Quốc ca” trở thành chuyện nhỏ" . Một năm thì còn thông cảm, 20 năm mà “Việc chưa ngã ngũ” thì có thể làm người ta cười. Xin hỏi ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Người Việt tị nạn CS đã hơn 35 năm ở hải ngoại, đã hội nhập, đã có các cộng đồng chính thức chống cộng, chưa từng bị đảo chánh, đã ngã ngũ chưa? Tại sao vẫn cứ hát và nghe nhạc VC? (Tiếng Gọi Sinh Viên hoặc Tiếng gọi công dân & Hồn Tử Sĩ của Lưu Hữu Phước) Tôi đoán là ông sẽ trả lời là vì VNCH đã qua rồi, ta chỉ giữ cái gì trước đây họ vẫn dùng, vẫn nghe vẫn hát ...cứ cho là ông đúng, thế thì bài ca "Dậy Mà Đi" người dân VN trong nước vẫn nghe vẫn hát cả mấy chục năm nay rồi thì sao ông lại bảo họ đừng hát? Hay là ông bảo 35 năm chưa đủ thời gian quyết định một chọn một bài quốc ca cho các cựu chiến binh VNCH?

Tôi không hề có ý bôi bác chính thể VNCH hoặc các cựu chiến binh VNCH ở hải ngoại, trái lại tôi trân trọng và hãnh diện là con em của VNCH . Tôi trình bầy để biết tại sao ta hát bài ca "Tiếng Gọi Công Dân" cho đến ngày nay không hề mặc cảm là dùng nhạc VC, sở dĩ vì nó có giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử, không phải bất cứ bài hát nào cũng được thế, vậy bài hát Dậy Mà Đi cũng không khác gì, nó có giá trị nghệ thuật thật sự và đã đi vào lòng người, nó đã thuộc về người dân. Tôi biết nhiều người ghét nhạc sĩ Phạm Duy, tôi cũng chẳng ưa gì ông ấy nhưng khi nghe lại bài Việt Nam - Việt Nam ta không thể không xúc động. Nhạc và nghệ thuật chỉ là phương tiện trong tranh đấu, không một lý do gì ta từ chối bắn VC với khẩu súng AK khi không có M16. Hãy trả lại sự thật cho một giá trị thật của một sự việc có thật, đừng dối lòng vì ta là những người tranh đấu cho công lý Việt Nam

Tôi Phung Mai không phải là người đại diện khối 8406 để bênh vực ai trong khối 8406 cả, tôi chỉ muốn nhận xét khách quan, công bằng. Việc yêu cầu "tắt đài " Ca khúc Dậy Mà Đi trong lúc này với lý do là nhạc VC là điều không ổn, thậm chí nguỵ biện.

Một bài hát hay, tác phẩm đẹp, cuốn sách hấp dẫn khi đã được người dân đón nhận, thì nó thuộc về lòng người dân chứ không còn là của bất cứ tác giả nào, bởi vì nó phản ảnh ưu tư, tâm tình người dân, nhưng nếu người dân không chấp nhận nó thì nó luôn luôn bị trả về tác giả như bài thơ "Khóc Stalin" của Tố Hữu, đây là tâm lý xã hội, chúng ta muốn "đắc nhân tâm" thì tâm lý người dân có gì thì ta nên welcome điều họ đang có, đặc biệt là người dân trong nước, ta khó lòng thay đổi họ vì nhiều lý do khách quan, bài ca "Dậy Mà Đi" chỉ có vài câu rất ngắn, rất dễ hát và hùng tráng, kích động nhiệt huyết đấu tranh, nó đã đi vào ký ức người VN, họ thuộc lòng, họ chẳng quan tâm ai là tác giả, như chính cá nhân tôi cũng đã muốn làm kẻ "phản động" vì bài ca này phần nào đã thôi thúc.

Để chấm hết, chúng ta có tranh luận đến trời sập thì hai bài quốc ca và truy điệu VNCH ta dùng đến ngày nay ở hải ngoại vẫn là do người CS sáng tác. Tại sao ta hát/nghe hai bài đó với khí thế kiêu hùng/cảm động, trong khi bài Dậy Mà Đi thì lại cảm thấy bị "tát tay vào mặt người Việt đứng dưới lá cờ vàng VNCH..."? Một khi ta phủ nhận bài ca "Dậy Mà Đi" vì tác giả là CS thì ta giải thích thế nào cho sự chấp nhận hai bài quốc ca và truy điệu VNCH? Chỉ có một câu trả lời đơn giản, vì nó có giá trị nghệ thuật thật sự, nó được người dân yêu mến nên chính thể VNCH đã chọn, khi ta trả lời như thế, ta đồng thời nói lên được sự biết tôn trọng tự do văn hóa tư tưởng của chính quyền VNCH, một chính thể biết đánh giá trung thực, trong sáng và vô tư mà bản thân tác phẩm ấy có được, đẹp thì nói đẹp, xấu thì nói xấu, chính thể VNCH của những con người tự do không hề gượng ép, bài ca "Dậy Mà Đi" có giá trị nghệ thuật và khả năng lôi cuốn thật sự, ta hãy chấp nhận nó như bài quốc ca VNCH vì chung ta là những người yêu chuộng tự do và công bằng. Trái lại, "nghệ thuật vị nhân sinh" là thứ nghệ thuật định hướng XHCN.
























Trong một Email khác ký tên Lý Tống, anh đề nghị sửa lời bài "Dậy Mà Đi" như sau, tôi không đồng ý và cảm thấy xấu hổ nếu chuyện này sẩy ra như đã nêu ở trên, vì Lý Tống là người chống cộng, tôi luôn quan sát những điều anh đã và đang làm.



DẬY VÙNG LÊN

Nhiều người thuộc bài DẬY MÀ ĐI vì lời và nhạc của bài nầy rất kêu gọi, rất khích động dù do bị bọn phản chiến sử dụng đã đưa đến những cuộc biểu tình trong thời VNCH. Nếu sửa lời thành DẬY VÙNG LÊN và hát theo nhạc cũ với đoạn đầu lập lại 3 lần như sau, có thể hữu dụng cho cuộc Nổi Dậy quốc nội và biết đâu “lịch sử sẽ lập lại” nhờ những âm hưởng lịch sử cũ đã có ảnh hưởng đối với người dân Miền Nam?!

Nhờ các Ban Nhạc và Ca Sĩ hát thử, nếu cần sửa lời đôi chút cho hợp với điệu nhạc.





DẬY VÙNG LÊN!

Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Ai bị cướp đất, đánh tư sản, ruộng, nhà?

Ai không tù đày, không chết, đói vì Cộng?

Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Dậy vùng lên hỡi Miền Nam ơi!



Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Ai bị chôn sống, cuốc-súng đập vỡ đầu?

Ai không khăn tang, không than khóc Mậu Thân?

Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Dậy vùng lên hỡi Miền Trung ơi!



Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Ai bị đấu tố, đánh: Trí, Phú, Địa, Hào?

Ai bị tiêu thổ, bị bóc lột, đọa đày?

Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Dậy vùng lên hỡi Miền Bắc ơi!



Đừng khóc nữa, can chi câm nín mãi?

Dậy vùng lên bão Cách Mạng đã về!

Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Dậy vùng lên lật đổ bạo quyền!



Bao nhiêu năm qua dân ta sống không ra người?

Bao nhiêu năm qua dân ta chết không mồ?

Dậy vùng lên! Dậy vùng lên!

Dậy vùng lên hỡi Việt Nam ơi!



LÝ TỐNG

3 comments:

  1. xàm lồn vãi cái bài hát nhảm nhí ko tin đc:D

    ReplyDelete
  2. nhảm vkl, bài hát đang hay, mang ko khí của cuộc đấu tranh giành đất nước từ tay đế quốc h sửa thì còn gì khí thế nữa, bọn nhạc sĩ lớn đầu mà ngu vkl

    ReplyDelete