Trung Quốc là một cơn ác mộng của Việt Nam?

Nguyễn Văn Lục. Nguồn: DCVOnline.net


Phải chăng Trung Quốc là một cơn ác mộng của Việt Nam?

Uốn thẳng lưng ra thì ta với được Trời xanh (Trần Dần 1954)


Nếu quả như lời nhận định của Trần Dần là chính xác thì kể từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chưa lúc nào họ chịu uốn thẳng lưng để với được trời xanh.

Trên thực tế thì có thể họ đã đánh đuổi được Pháp, được Mỹ nhưng lại khom lưng, khún núm lệ thuộc hết Nga lại Tầu. Không có gì quý hơn Độc Lập và Tự Do. Hồ Chí Minh đã nói như thế. Đúng lắm, ai cũng muốn như vậy. Chỉ tội nói mà không làm. Vì thế, hiện nay ở Việt Nam, tự do dứt khoát là chưa đạt được mà Độc Lập thì như chỉ mành treo chuông.

Trời xanh mà Trần Dần mong đợi đã không thấy, chỉ thấy “Những Thiên Đường Mù” mà Dương Thu Hương đã lấy làm tựa đề cho một cuốn sách của bà. Trên nửa thế kỷ đã qua mà những vấn đề của Việt Nam nay vẫn dậm chân tại chỗ.

Hiện nay, Trung Quốc ở bên ngoài là sự de dọa đến an nguy của đất nước. Bên trong là thamn nhũng, vô đạo đức, bất tài như những kẻ nội thù tàn phá đất nước này. Thù trong giặc ngoài đều có cả.

Rất nhiều người từ quan sát viên ngoại quốc đến người Việt Nam quan tâm đến tình hình Việt Nam bày tỏ nỗi lo ngại về nguy cơ sụp đổ của chế độ nếu không kịp thời có những thay đổi.

Hồ Chí Minh, một thứ tay sai của chủ nghĩa cộng sản quốc tế

Làm thế nào với được Trời Xanh khi người lãnh đạo cao nhất, Hồ Chí Minh, chỉ là tay sai cho ngoại bang? Bài viết này nhắc nhớ mọi người hãy nhớ lại cả cuộc đời đời Hồ Chí Minh chưa bao giờ dám đứng thẳng trước Nga Tầu.


Stalin (1923)Nguồn/Photo: img.rian.ru



Hãy nhớ lại lần đầu tiên Hồ Chí Minh đặt chân lên “Thánh Địa” của cộng sản Nga, đất nước của Lê Nin vào ngày 30-06-1923. Và ngay từ hồi đó, Hồ Chí Minh khi đứng đằng sau lá cờ đỏ đã gián tiếp nhìn nhận vai trò “tay sai” của mình: “nguyện đem lá cờ của Người đi khắp thế giới”.

Ho Chí Minh reached Petrograd (now once again St. Petesboururg) by ship on 30 june 1923 from the North sea port of Hamburg. (Trích The Missing Years, Sophie Quinn –Judge, trang 43.)

Hồ Chí Minh đã tự nguyện làm “ tay sai” cho Stalin rồi. Nguyễn Ái Quốc đã nói với Manuilski:


“Tôi tin rằng lần sau gặp đồng chí thì tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng Cộng sản. Với căn cứ vào lời hứa đó, ngày 25-9-1924, ban chấp hành Quốc Tế cộng sản ra quyết định:

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu ... Mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ”


(Trích Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp, Minh Võ, trang 184.)

Nhưng sau này, Hồ Chí Minh quay trở lại đất nước Liên Xô vào đầu năm 1950 với mục đích là để ngửa tay cầu viện quân sự để đánh Pháp. Nhưng Stalin gần như phủi tay giao trách nhiệm đó cho Mao Trạch Đông. Theo như Hồi ký của Khrushchev ghi lại như sau:


“Stalin treated the Vietnamese revolutionary with open contempt during the visit. On the second or third day after Ho’s arrival, when Soviet officials arranged a meeting with Stalin, the later’s attitude toward his guest was in Khrushchev’s words, ‘offensive, infuriating’.”


(Trích Ho Chi Minh: A Life, William Duiker, trang 421.)

Hồ chí Minh bẽ bàng quay lui, nhục nhã, liệt vị hẳn một giây thần kinh bên cổ không ngó lại được nữa. Mao Trạch Đông an ủi:

“Tất cả những gì Trung Quốc có và Việt Nam cần thì chúng tôi sẽ giúp.”

Vậy mà Võ Nguyên Giáp đã dựng lên câu truyện hoàn toàn “tốt đẹp” khác xa sự thật về chuyến đi gặp Stalin như sau:


“Xtalin nói vui như sau: Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới. Trong quan hệ quốc tế, phải có đi có lại Liên Xô viện trợ Trung Quốc một xe tăng, Trung Quốc trả lại một con gà, một khẩu pháo thì trả lại một quả trứng. Việt Nam trả Trung Quốc thế nào thì tùy”.


(Trích Đường tới Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, trang 14.

Cái Việt Nam phải “trả cho Trung Quốc thế nào thì tùy” nay ra sao, thưa Đại tướng?

Người cộng sản Việt Nam đã quên rằng: Mọi của cho đều là của nợ.

Không ai cho không bao giờ. Và người ta nghĩ rằng bây giờ tốt hơn hết là không vay cũng không nhận của cho để khỏi phải nợ.

Hồ Chí Minh, một con người luôn luôn muốn sống còn bằng cách dựa vào đôi chân người khác nên không đi được với Stalin, ông dựa hoàn toàn vào đôi chân của Mao Trạch Đông. Rất tiếc đôi giầy của Mao Trạch Đông lớn quá khổ, chân Hồ Chí Minh không bao giờ đi vừa.

Sau này cho dù Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh thắng được thực dân Pháp, nhưng họ phải trả một giá quá đắt cho cuộc chiến thắng ấy. Ông Bùi Tín đã nhắc lại trong một bài viết: Đien Bien Phu, victoire au gôut amer, Chiến thắng Điện Biên Phủ, ăn mừng trong cay đắng, đăng trên tờ Courrier international, ngày 13-05-2003. Ông kể lại trường hợp 20 sĩ quan trẻ được gửi ra chiến trường thay thế cho những sĩ quan chỉ huy đã nằm xuống.

Chỉ có 3 người còn sống sót để trở về.

Nhưng cái đau sót và nhục nhã hơn cả là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chẳng khác gì một thứ gái điếm bán thân cho người Tầu ngủ chịu để trừ nợ dần... mà hình như vẫn chưa trả hết nợ.

Cái nợ mà sau này, sau 1974 gặp Lê Duẩn, Đặng Tiểu Bình căm hận gọi là “sự vô ơn bạc nghĩa” của chính quyền Hà Nội.

Nhìn lại hai cuộc chiến đã qua, tôi nhận ra rằng, người cộng sản đã không tính hết cái giá phải trả là bao nhiêu và giá nào là vừa phải. Họ chơi xả láng để đạt được cái danh anh hùng hão huyền mà nghèo mạt rệp, mà hy sinh cả mấy thế hệ trong nghèo túng và dốt nát.

Ta thắng cả thế giới, nhưng ta thua mọi người đến nghèo mạt rệp.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong bài nói truyện về Thực trạng Việt Nam đã nhỏ nhẹ khuyên các lãnh đạo ngu dốt là:


“Chúng ta nên biết điều một tý. Đừng lúc nào cũng lớn giọng dạy bảo thiên hạ, không nên tự xưng là đòn bảy cho thế kỷ, là làm xung kích cho lịch sử... mà đói rã họng đi ngửa tay xin tiền người khác (...) Khi lợi tức của mình chỉ có 735 đô la một đầu người thằng Mỹ nó lịch sự nói mình thuộc loại thu nhập thấp. Rồi nếu lợi tức đạt được 3000 đô la/đầu người vẫn chỉ là thu nhập trung bình thấp ... đến 9100 đô la/đầu người mới là trung bình cao. (...) Trước đây ta giầu có hơn Trung Quốc, nó nghèo hơn ta, bây giờ thu nhập bình quân của ta chỉ bằng 20% của Trung Quốc. (...)

Các đồng chí thử nghĩ xem: năm nay 530 đô la, 10 năm nữa lên 1.600 đô la, vẫn thuộc trung bình thấp. Thế thì bao nhiêu năm nữa thì lên đếm 10.000 đô la?

Hay là chuyện đó chúng ta đành để xem sau.


Trích tóm lược lại trong báo Truyền Thông Communications, số 14-15, 2004-2005, Lê Đăng Doanh, trang 67-89.

Tôi thấm thía nhất cái lời Khuyên rất thực tế của ông Lê Đăng Doanh: chúng ta nên biết điều một tý.


Chủ Nghĩa Bành Trướng và tham vọng của Bắc Kinh


Người Việt Nam trong nước và hải ngọai ngồi lại với nhau hôm bay cần ghi lại một một số nhận xét mà người viết ghi lại sau đây để thấy rõ được ý đồ của chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng sản là một sự thật không chối cãi được ngay từ khi thống nhất nước Tàu.

Bài học sâu xa là: Đừng bao giờ tin vào người Cộng sản. Dù là Cộng sản Tàu, dù là Cộng sản Nga, dù là Cộng sản Việt Nam.

Bài học Mao Trạch Đông cho chúng ta thấy rằng trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Long March) với 200.000 quân đã bị họ Tưởng rượt đuổi từ Giang Tây tiến về phía Tây Tạng rồi đi ngược lên phía Bắc tới Diên An của tỉnh Thiểm Tây.

Mao Zedong (1949)Nguồn/Photo: marxists.org


Một phần đám quân ấy chết vì đói ăn và bệnh tật, nhưng phần lớn dân quê bị bắt đi lính đã đào ngũ và cuối cùng chỉ còn có 25 ngàn người. Biết bao nhiêu huyền thoại đã tô vẽ cho cuộc trương chinh đào thoát này? Tuy nhiên nhờ dối trá, lừa phỉnh lừa được Tưởng Giới Thạch mà 3 năm sau, (từ 1946-1949) họ đã đánh bại 4 triệu quân Tưởng vào năm 1949.

Một số sử gia Tây Phương ngày nay cho rằng vào lúc ấy nếu họ Tưởng cương quyết dẹp ý tưởng hợp tác với cộng sản Tàu thì câu chuyện có thể đã là khác:

“Họ Tưởng có thể nghiền nát người cộng sản, nhưng đã để cho họ sống như món hàng mặc cả với Liên Xô”.

Trích Trung Quốc thách thức lịch sử chính thống, theo BBC, ngày 30-5-2006.

Điều này cũng đã được chính Tưởng Giới Thạch viết lại đúng như vậy trong Hồi ký của ông như sau:


“L’échec de ce premier essai de Coexistence Pacifique n’empêchêcha pas le Kuomintang, et plus tard le Gouvernement que je dirigeais, d’essayer par deux fois de renouer l’amitié russe: Le seul résultat fut la perte totale du continent chinois.”


Trích Comment les Communistes se sont emparés de mon pays, Tchang Kai-Shek, xuất bản 1958, dịch từ bản tiếng Anh của Ouvaroff, trang 12. (Làm thế nào những người cộng sản đã xâm chiếm được đất nước tôi.)

Thất bại của cuộc thử nghiệm sống chung hòa bình (đáng lẽ phải là một bài học, đáng lẽ phải loại trừ cộng sản không tương nhượng. Ghi chú của người viết) đã không vì thế ngăn cản Quốc dân đảng và sau này chính phủ do tôi điều khiển đã hai lần tìm cách nối lại tình thân hữu với Nga Sô Viết: Kết quả đạt được là mất toàn thể lục địa Trung Hoa.

Tưởng Giới Thạch đã bị Mao Trạch Đông lừa hai lần và miền Nam cũng bị đánh lừa như vậy. Bài học ấy phải chăng cũng giống như những gì đã xảy ra ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1975?

Trương Như Tảng đã cay đắng viết lại như sau trong buổi duyệt binh khi đứng cạnh Văn Tiến Dũng ăn mừng chiến thắng sau 1975 như sau:


“At last, when our patience had almost broken, the Vietcong units finally appeared. They came marching down the street, several straggling companies, looking unkempt and ragtag after the display that had preceded them. Above their heads flew a red flag with a single yellow star- the flag of the Democatic Republic of North Viet Nam.

Seeing this, I experienced almost a physical shock. Turning to Van Tien Dung who was then standing next to me, I asked quietly, “ Where are our divisions one, three, five, seven and nine?”

Dung stared at me a moment, then replied with equal deliberateness: “The army has already been unified”. As he pronounced these words, the corners of his mouth curled up in a slight smile.”


(Trích A Vietcong Memoir: An Inside Account of the Vietnam War and Its Aftermath, Trương Như Tảng, trang 204-205)

Phần nước Tàu, sau khi thống nhất, Mao Trạch Đông tuyên bố:


“Nước Tàu là một đa quốc gia thống nhất. Và tất cả những ý đồ làm sứt mẻ tính hợp nhất này đều bị nghiêm trị. Đa Quốc Gia đó bao gồm lãnh thổ Hàn Quốc, bán đảo Đông Dương, xứ Miến Điện, các quốc gia vùng Hy Mã Lạp Sơn, v.v..."

Và trước mắt là che dấu ý đồ xâm lược ấy, cộng sản Tàu đã đưa ra hình thức một “Liên minh Hữu Nghị” các nước anh em bao gồm:

Bắc Hàn, Bắc Việt Nam, Cam Bốt do Norodhom Shianouk, Lào do Souphanouvong.

Nói tóm lại đế quốc Trung Hoa sẽ tìm mọi cách để thiết lập lại các biên giới thiên nhiên ấy (Frontìères naturelles) và mối liên hệ Hán tộc ở các nước này.


(Trích tóm lược Quand la Chine s’éveillera... le monde tremblera, Alain Peyrefitte, 316-318.)

Để thực hiện bước đầu mưu đồ bành trướng, ngay 1949, Tân Cương bị sát nhập vào Tàu vào tháng 10/1950. Hồng Quân tràn sang Tây Tạng và cuộc kháng chiến âm ỉ của Tây Tạng kéo dài đến 1956 thì bộc phát dữ dội và Tibet bị thanh toán xong năm 1959. Vào giữa tháng 6 năm 1951, họ Mao đã đưa ra sách lược để thôn tính cho xong Tibet như sau:


“On the policies for our work in Tibet, Directive of the Central committee of the Communist Party of China. It holds that the basic policies and the various specific steps set forth in the telegram are correct. Only by following them can our army establish itself in an invulnerable position in Tibet”.


Trích tuyển tập Selected works of Mao Tse-tung, volume V, trang 309 -Volumes I through V published by Foreign Languages Press, Peking, China.)

Chủ nghĩa bành trướng Tàu xem ra như muốn rửa nỗi nhục đã bị liệt cường sâu xé vào năm 1908 với những thỏa ước bất lợi cho Trung Hoa như Thỏa ước Nam Kinh (Treaty of Nanking or Treaty of Nanjing).

Cộng chung nước Tàu chịu đựng 110 năm bị sỉ nhục và từ đó đã làm nảy sinh một thứ lòng ái quốc quá mẫn. Ta có thể so sánh lòng ái quốc ấy của người Tàu giống như người Pháp khi bị ngoại bang can thiệp, đã làm nảy sinh cuộc chiến tranh 100 năm trước đây.

Trong Le déluge du matin (The Morning Deluge – nói về Mao Trạch Đông và cuộc Cách mạng Tàu 1893 đến 1953), Han Suyin đã tả lại cái khung cảnh Quảng trường Thiên An Môn, rất sống động hào hùng vào ngày 1-10-1949 tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông trước hàng triệu người đã hướng về phía Nam có treo bức ảnh lớn Tôn Dật Tiên và hô to lên như sau:

“Le peuple chinois est debout... personne ne pourra (plus jamais nous humilier)”

Trích Le déluge du matin, Han Suyin, trtang 334 .

Dân tộc Trung Hoa đã đứng dạy... Sẽ không bao giờ còn có ai có thể sỉ nhục chúng ta nữa.

Và cũng kể từ 1951, mặt trời của Việt Nam nay mọc hướng về Phương Đông. Bài hát ca ngợi Mao Trạch Đông “Đông Phương Hồng” cũng kể từ đấy gắn liền với bài Quốc ca của Việt Nam.

Bi kịch lệ thuộc Tầu không phải chỉ là bi kịch của một chế độ cộng sản mà thôi.

Mà là bi kịch của cả một đất nước buộc phải đặt cọc tương lai đất nước mình vào Tàu Cộng Sản và con ngáo ộp chủ nghĩa Mác-Lênin.

Và để đền đáp công ơn của Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại ghi vào điều lệ của mình từ năm 1951 như sau:

“Đảng Lao Động mang ơn học thuyết Mác, Ăng ghen, Lê Nin, Xtalin. Và mang ơn Mao Trạch Đông ứng dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam, xem như là cơ sở lý luận của tư tưởng, là kim chỉ nam của mọi hành động của mình”.



Nhà nước CSVN tổ chức chương trình văn nghệ Mừng Xuân Canh Dần, một nhạc cảnh ‒ múa và hát ‒ trên đài truyền hình VTC ngày 30 Tết, “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông tắm cùng một giòng tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng . Chung một ý chung một lòng đường ta đi hồng mầu cờ thắng lơi. Nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông”


Đảng lao động mang ơn Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là việc của họ, hà cớ gì bắt cả nước lãnh chịu phải mang ơn Tàu Cộng? Và như thế thì làm thế nào để ngước mắt lên nhìn trời xanh được?

Cả một đám mây mù thế kỷ lởn vởn trên số phận Việt Nam cho đến ngày này và chưa biết còn kéo dài đến bao giờ? Mà nào có xong.

Họ đã ba lần đánh và xâm chiếm bờ cõi Việt Nam: 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.

Cộng Sản Việt Nam (lúc đó là nhà nước VNDCCH) im lặng không dám hé răng.

1979, Cộng sản Tàu tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc, phá hủy sạch và sau đó rút lui sau một tháng.

1988, lại một lần nữa ở một cường độ chiến tranh bỏ túi. Cộng sản Tàu lại xua quân chiếm đất đai của Việt Nam. Chính quyền Hà Nội đã dấu nhẹm. Ít ai được biết là năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận quần đảo Trường Sa, chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thủy thủ của Hải quân Viêt Nam.

Chưa kể những cuộc đánh phá nhỏ liên tục từ 1979 đến năm 1988, Tàu đã đánh chiếm các cao điểm chiến lược dọc biên giới.

Khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam đã không hết lời gọi Tàu là “kẻ phản bội chủ nghĩa Xã Hội”, tên “ Phản động Quốc Tế đầu sỏ” bợ đỡ “đế quốc Mỹ”, kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa với thuyết “mèo trắng mèo đen”

Vậy mà trớ trêu thay để trả giá cho việc được bình thường hóa với Trung Quốc vào năm 1991, Việt Nam phải hòa hoãn vì không có lựa chọn nào khác, dù Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm.

Các nước Đông Âu thi nhau sụp đổ. Cộng sản Việt Nam phải chọn đồng minh và đồng minh này không ai khác là Trung Quốc bằng cách loại bỏ Nguyễn Cơ Thạch trong đại hội VII, 1991. Thạch trở thành con vật con vật tế thần để đạt được việc bình thường hóa giữa hai nước.

Và nay CSVN đổi giọng, thay vì gọi Đặng Tiểu Bình là tên phản động đầu sỏ theo chân đế quốc Mỹ, ta nhã nhặn gọi là “kiến trúc sư” của công việc cải cách. Thuyết “mèo trắng mèo đen” bây giờ được gọi là một thứ “sáng tạo siêu việt”, đưa nước Trung Hoa tới “những bước phát triển thần kỳ”.

Rồi 10 năm sau, CSVN mới tỉnh mộng lại lẽo đẽo theo chân Trung Quốc đổi mới. Nếu chỉ tính từ 1975, Việt Nam đã đi chậm mất 15 năm để biết thế nào là “mèo trắng, mèo đen”.

CSVN vừa trả xong cái giá để được bình thường hóa với Trung Quốc; CSVN tiếp tục trả giá tiếp cho cái Hiệp Ước biên giới trên bộ vào 30-12-1999 bằng cách mặc nhiên công nhận các cao điển chiến lược mà Trung Quốc xâm chiến từ năm 1979 là thuộc lãnh thổ nước Tầu. Tính ra ta mất tất cả 700 km2 dọc theo biên giới phía Bắc.

Thác Bản Giốc. Việt Cộng đã nộp cho Trung Cộng nay một phần là thác Detian (Đức Thiên) của Tàu Nguồn/Photo: Flickr.com


Nhưng ông Lê Công Phụng tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của mạng VASCOrient, ngày 28-01-2002 rằng nước ta không mất gì cả, không hề mất 700 km2. Diện tích đất đai tranh chấp chỉ thu hẹp ở mức 227 km2, trong đó chúng ta được khoảng 113 km2 còn Trung Quốc được trên dưới 114 km2. Cho đến 2002, Bản Hiệp Định cũng không được công bố. Hỏi tại sao không công bố thì ông Phụng trả lời “các nước đều có thông lệ không nhất thiết phải công bố mọi Hiệp định”. Sau này túng thế quá thì Bản Hiệp Định đã được đăng trên báo Nhân Dân, nhưng lại không có bản đồ nên mọi người cũng chẳng biết đường mò nào mà lần.

Muốn biết sự thật ra sao vê Hiệp Định biên giới, như thông lệ, không có cách nào khác hơn là kiên nhẫn chờ thêm chừng 5 đến 10 năm nừa khi ông Lê Công Phụng về già, lúc đó may ra ông sẽ nói sự thật.

Thôi họ đã dấu thì tra hỏi mấy cũng vô ích.

Giá trả như thế thì đừng ảo tưởng dựa vào Tàu nữa. Đừng bao giờ hãnh tiến ta đây anh hùng chiến thắng cả Pháp lẫn Mỹ nữa.

Xem ra hiện nay bài học cũ cũng chẳng có ích gì cho cái đảng Cộng sản hiện nay.

Vì thế Việt Nam lúc này chỉ có một con đường thoát hiểm là vươn ra thế giới, vươn ra biển và từ bỏ khoác áo chủ nghĩa cộng sản, từ bỏ con đường lệ thuộc vào Tàu.

Bài học lịch sử còn đó mà sao họ không học được gì?

Bài học sâu xa là xin nhắc lại và xin nhắc nữa là: Đừng bao giờ tin vào người cộng sản. Dù là cộng sản Tàu, dù là cộng sản Nga, dù là cộng sản Việt Nam.


Chính sách đi dây của Hồ Chí Minh và sự thất bại của chính sách này


Và để tránh hoàn toàn bị lệ thuộc quá vào Nga hoặc Tàu, Hồ Chí Minh đã áp dụng chiến thuật đi dây với cả hai nước cộng sản đàn anh như ông Bùi Tín có lần nói, “Ông Hồ khéo léo với Trung Quốc hơn nhiều và luôn cố gắng cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc.” (Trích Nhìn lại nhân vật Hoàng Văn Hoan BBC Vietnamese ngày 2009-03-06).

Phùng Quán trước đây trong bài “Lời mẹ dạy” có nói về thân phận nhà văn dưới chế độ cộng sản. Nay có lẽ chỉ cần đổi chữ nhà văn ra nhà chính trị là hiểu cái thế cỡi lưng cọp của Việt Nam:

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà chính trị

Khó lắm, chỉ sẩy chân một tý là máu chảy, đầu rơi. Trong khi đó thì tham vọng của Trung Quốc càng ngày càng không cần dấu diếm nữa.

Thật vậy, trong một cuộc gặp gỡ giữa 4 đảng Cộng sản Trung Hoa, Nam Dương, Việt Nam, Lào từ tháng 9/1963, tại Quảng Đông, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã đòi Việt Nam như sau, “Nước chúng tôi tuy lớn, nhưng lại không có đường thoát ra ngoài; vì thế chúng tôi khẩn khoản mong Đảng Lao Động Việt Nam nhường cho chúng tôi một hành lang để xuống Đông Nam Á.” (Trích Bạch Thư: Sự thật về việc bang giao giữa Việt- Hoa trong 30 năm qua, Tài liệu: Do Bộ Ngọai giao CHXHCNVN. Lưu hành nội bộ, trang 5).

Chính sách đi dây của Hồ Chí Minh chỉ có tính cách giai đoạn và khó có cơ thực hiện được vì những lý do sau đây:

– Thay đổi lãnh đạo các nước: Khi Hồ Chí Minh còn đó, Mao Trạch Đông và nhất là Chu Ân Lai còn sống thì đường lối hòa hoãn còn được duy trì. Nhưng khi Hồ Chí Minh chết, Chu Ân Lai chết, Mao Trạch Đông chết. Hoa Quốc Phong tạm thời lên thay, ông ta không phải là Chu Ân Lai, rồi đến Đặng Tiểu Bình càng không phải Chu Ân Lai. Đặng Tiểu Bình chỉ “chịu” có Hoàng Văn Hoan và Nguyễn Văn Linh. Sự đối đâu tránh sao khỏi?

Các phái đòan đến Hội nghị Geneva (Geneva, Switzerland, 1954)Nguồn/Photo: Time Inc./Frank Scherschel



– Quyền lợi và chính sách mỗi Đảng mỗi nước khác nhau: Chỉ cần đọc tập sách của Qian Jiang, dịch giả Trần Thu Minh và Dương Danh Dy về Hội Nghi Geneva cho thấy mỗi nước có quyền lợi riêng và họ lo bảo vệ quyền lợi ấy. Hiệp định Geneva cuối cũng chỉ là kết quả đàm phán xem ra có lợi cho quyền lợi nước Tàu hơn là Việt Nam: Tập sách dày gần 500 trang có nhan đề: Chu Ân Lai dữ nhật nội ngõa Hội nghị, xuất bản 2005 dịch ra tiếng Việt là là: Chu Ân Lai và Hội nghị Geneva. Từ đầu tới cuối cuốn sách Phạm Văn Đồng được nhắc tới rải rác vài dòng và cộng chung lại không quá một trang giấy. Tất cả cuốn sách là những trang nhật ký về Thủ tướng Chu Ân Lai họp bàn với Eden, với Dulles, với Molotov, với Mendes-France. Thử hỏi chỗ nào cho tiếng nói của phái đoàn cộng sản Hà Nội do Phạm Văn Đồng cầm đầu?

Mở đầu cuốn sách với câu giới thiệu mang đầy đủ ý nghĩa đây là cơ hội cho Tàu cộng sản xuất hiện trước mắt thế giới, “Chu Ân Lai đã tới, mang theo phong thái của một Trung Quốc mới.”

Và thái độ của Việt Nam sau hội nghị này là nhận xét chua chát sau đây, “Họ đã hy sinh quyền lợi các nước Đông Dương để bảo đảm nền an ninh lãnh thổ mà họ vừa có được trong ý đồ khuất phục hòng xâm chiếm Việt Nam, đông thời lợi dụng cơ hội để trở thành cường quốc...” (Trích Bạch thự như trên, trang 2.)

Cho nên quyền lợi của quốc gia là trên hết, khi cần thì bán đảng Cộng sản anh em, bán bạn bè và sẵn sàng tiêp tay với kẻ thù cho vấn đề an ninh của mình.

Thật vậy, khi có tranh chấp lãnh thổ giừa Liên Xô-Trung Cộng, Liên Xô đã ngầm tài trợ quân đội Turkistan với đòi hỏi một nền độc lập cho Sinkiang, hay ít ra trở thành một vùng trái độn với Trung Cộng? Trung Cộng không ngu dại gì nên ngay từ năm 1949-1950 đã giải phóng vùng Sinkiang vào năm 1950.

Cũng vậy, những dính dáng của Liên Xô vào các vùng Mông Cổ, Mãn Châu trước 1949 cũng trở thành những đối đầu tranh cãi và những vòng đàm phán gay gắt giữa Stalin và Mao Trạch Đông sau khi thống nhất nước Tàu.

Sau này khi có tranh chấp Trung-Ấn, Liên Xô đã ngầm yểm trợ cho Ấn thay vi Trung Cộng.

Tóm lại, quyền lợi quốc gia là trên hết.

Trong các các nước thuộc khối Cộng Sản, hầu hết các nước Đông Âu đều trở thành một thứ “cộng sản vệ tinh” thuộc Nga, trừ Nam Tư (Yugoslavia , tên cũ của nhóm các nước Slovenia, Macedonia, Central Serbia, Serbia, Kosovo, Montenegro, Croatia, Lie6n Bang Bosnia và Herzegovina, CH Srpska - DCVOnline) và nước Tàu.

Riêng Trung Cộng vào những năm son trẻ, còn non yếu và chưa thống nhất cũng đã chịu ép mình nhìn nhận vai trò “đàn anh” của Liên Xô vào năm 1939, trong dịp sinh nhật 60 của Stalin bằng câu khen ngợi như sau:

“Stalin là bậc thầy của chúng tôi dưới hai danh nghĩa: Vừa là bật thầy về lý thuyết vừa là bậc thầy về hành động”.

Nhưng câu nói ấy chóng bị rơi vào quên lãng cho thấy Trung cộng càng ngày càng tỏ ra độc lập về mọi mặt đối với cộng sản Nga.

Còn mối quan hệ Việt Nam-Trung Cộng thì có lúc nào được yên ổn? Trong vòng 50 năm còn chế độ cộng sản thì hết 30 năm có những bất ổn giữa Tàu-Việt Nam-Liên Xô.

Cộng sản Tàu đã bán đứng Hà Nội ở Hiệp định Geneva. Tài liệu trong Bạch Thư ghi lại như sau, “Đây quả thực là việc phản bội đâu tiên của cấp lãnh đạo Trung Quốc đối với công cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, Lào và Kampuchia.” (Trích tài liệu Bạch Thư, trang 11)

Trung Cộng còn buộc Việt Nam đi theo”chiến lược trường kỳ mai phục” vì Mao Trạch Đông cho rằng vấn đề chia cắt Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, cần nhiều thời gian, nếu mà chưa đủ, thì có thể kéo dài cả trăm năm. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều cùng nghĩ giống nhau. Xin miễn được trích dẫn.

Điều đó cho thấy họ chỉ muốn ta cứ chia đôi hai miền, cứ yếu đi, cứ giằng co tranh chấp, cứ chiến tranh dai dẳng sói mòn thay vì thống nhất để rồi phát triển và giầu mạnh như họ.

Họ chẳng tử tế gì.

Và hơn nữa để giảm ảnh hưởng của Liên Xô đối với Hà Nội, Đặng Tiểu Bình đã “gạ gẫm” Việt Nam như xúi một đứa trẻ, “Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam một tỷ nhân dân Tệ, nếu Việt Nam hứa từ chối viện trợ của Liên Xô.” (Trích Bạch Thư, trang 14).

Nhưng mặt khác, họ tìm cách giao hảo với Mỹ trên số phận cộng sản Việt Nam. Họ mở cuộc tiếp xúc tay đôi cấp đại sứ giữa Trung Quốc và Mỹ tại Warsaw. Trong cuộc tiếp xúc này, Trung Quốc cho Mỹ hiểu là:

“Nếu anh không đụng đến tôi, tôi cũng sẽ không đụng tới anh.”

Việc “xé rào” với những cuộc thương lượng bí mật, cuối tháng7/1971, giữa Kissinger và Chu Ân Lai, bắt tay đế quốc Mỹ bị coi là một “phản bội” và nó như một trái bom đối với các nước cộng sản nhỏ Bắc Hàn, Albania, Lào, Bắc Việt Nam, v.v...

“Ces honteuses tractations antimarxistes, malveillantes, étaient menées à l ‘insu des Vietnamiens et, à plus forte raison, à notre insu. C‘était scandaleux. C’était une félonie des chinois à l’égard des Vietnamiens, envers leur lutte, envers nous, leurs allíés, et envers tous les autres peuples épris de progrès. C’est révoltant.” (Trích Réflexions sur la Chine, Enver Hoxha, trang 615)

(Đây là những cuộc thương lượng nhục nhã chống lại những người Mác Xít với dã tâm và không đếm xỉa đến người Viet Nam, và hơn thế nữa, không đếm xỉa gì đến chúng tôi. Thật là tai tiếng. Đó là một sự bội phản của người Tàu đối với người Viêt Nam, đối với cuộc chiến đấu của họ, đối với chúng tôi, những đồng minh của họ và đối với tất cả các dân tộc chúng tôi khát khao tiến bộ. Thật là đáng phẫn nộ.)
Quân xâm lăng tiến vào Cao Bằng (1979)Nguồn/Photo: img230.echo.cx



Thật ra , Chu Ân Lai chỉ muốn hớt tay trên Việt Nam. Vì cộng sản Bắc Việt thực ra cũng không có con đường chọn lựa nào khác nên mua thời gian, vừa đánh vừa đàm, ngay từ năm 1968, trước tết Mậu Thân đã đánh tiếng với Mỹ như sau:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện.”

(Trích Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ Kissiger tại Paris, Lưu Văn Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ, trang 10.)

Sau đó thì Trung Quốc đã cắt giảm viện trợ quân sự cho bộ đội cộng sản Bắc Việt khi tiến hành “chiến tranh giải phóng” miền Nam.

Chính sách đường lối của Cộng sản Việt Nam đã rõ ràng là Hà Nội khi thì lệ thuộc vào Tàu, khi thì lệ thuộc vào Nga.

Cả đời cúi đầu trước hai nước xã hội đàn anh. Họ bảo làm sao thì làm vậy, lúc ngả bên này, lúc ngả bên kia, lúc chống đỡ, lúc cúi mặt làm thinh.

Thật vây, chúng ta giả dụ rằng nếu Khrushchev còn lãnh đạo Liên Xô thì chuyện gì sẽ xảy ra ở miền Nam? Chủ trương của Khrushchev là hai miền Nam, Bắc sống chung hòa bình, thi đua về kinh tế, nếu miền Bắc mạnh về kinh tế thì miền Nam sẽ thống nhất vào miền Bắc. Đường lối hòa dịu giữa Nam và Bắc đi đến giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán với Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng đến tháng 10, năm 1964, Khrushchev bị lật đổ và Brejnev lên thay.

Lê Duẩn sang Liên Xô năm 1955 và múa nhảy theo chính sách và đường lối cứng rắn của Liên Xô thời sau Khrushchev. (Xem thêm Hồi ký của Khrushchev, Nguyễn Hiệu dịch từ bản tiếng Nga.)

Nhưng đến cuối thập niên 1980 khi Moscow chủ trương cải tổ kinh tế rồi cải tổ chính trị theo hướng của các nước Tây Âu thì nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có những chuyển biến rạn nứt ngay trong lòng các chế độ cộng sản. Cuộc “cách mạng nhung” ra đời lần lượt làm tan biến và sụp đổ các bức tường xã hội chủ nghĩa.

Đây chẳng khác gì một cuộc tự sát tập thể hòng tìm lối ra cho một chủ nghĩa cộng sản đã tỏ ra yếu kém và lỗi thời ở phạm vi kinh tế.

Kịch bản dưới thời Nguyễn Văn Linh lúc bấy giờ là bối rối, lo sợ, cuống quít khép chặt và không có chọn lựa nào khác là bám vào Trung Cộng như phao cứu. Ngay từ năm 1978, Trung Quốc đã bác bỏ mô hình Mác Xít để cải tổ kinh tế theo định hướng thị trường (market oriented) nhưng vẫn nhất quyết duy trì hiện trạng chủ nghĩa cộng sản và không có bất cứ thay đổi chính trị .

Xét tóm lược như thế, Việt Nam luôn luôn là kẻ bắt chước theo đuôi hai nước đàn anh.

Từ Đồng chí trở thành kẻ thù

Tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy rộn... Nguồn/Photo: taiwanbbs.org



Nhưng khi mà cái thế quân bình đi dây không giữ nổi thì sẽ có tranh chấp và từ bạn biến thành thù. Những ẩn số trong nội bộ hai đảng với nhiều chèn ép, nhịn nhục khó kiềm được nữa. Thứ “Mélanine chính trị” kèm theo nể vì, sợ sệt, mất lòng đàn anh lâu ngày nay nứt rạn. Nó như mồi lửa đã có sẵn giữa đống củi đến lúc phải bùng phát khó tránh được.

Ở đây không thể nói sao cho hết, kể sao cho vừa những tố cáo qua lại giữa Trung Cộng và Việt Nam.

Kẻ đàn anh mạnh hơn với cái tâm lý “kẻ cả” ra tay trước, tấn công biên giới với 20 vạn quân Tàu.

Và kết quả gần đúng sự thật nhất được mô tả ẩn danh từ phía Trung Quốc được coi là khá trung thực như sau:


“Theo Lý Tồng Báo, số thương vong chân thực của quân đội ta trong cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam phải là 27.000 người, trong đó số sĩ quan và binh lính bị chết là hơn 6000 người, số bị thương là hơn 21.000 người. Điều đáng lưu ý là trong số hơn 6000 người chết đó có tới hơn 500 người chết vì vũ khí quá kém của chúng ta lúc đó .

Trong tiến trình chiến đấu, tỷ lệ tử vong mấy ngày đầu khá cao, cá biệt có đại đội bị hy sinh tới 90% quân số, xe tăng và thiết giáp bị bắt sống, bắn hỏng khá nhiều, cũng ở mặt trận này, đã có một đại đội bị bắt làm tu1 binh, có đại đội khi về nước chỉ còn mười, có đại đội khi về nước chỉ còn mươi người, có tiểu đội không còn tới một, hai người.

Một trong mục đích của cuộc chiến này là “vây Ngụy cứu Triệu”, tức là đánh ở đây nhằm kéo quân đội Việt Nam đang ở tại Cam Pu Chia về để tiêu diệt, nhưng Việt Nam không mắc mưu.”

Một nguồn tin từ Tổng kết công tác đánh trả tự vệ Việt Nam do Cục Hậu Cần khu Côn Minh biên soạn cũng cung cấp một số dữ kiện tương tự như số tổn thất ghi ở trên như sau :

Từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3, quân ta tổng cộng hy sinh 6954 người, bị thương hơn 14.800 người, chỉ riêng hai ngày 17 và 18 đã thương vong 4000 người, khiến bộ phận hậu cần trở tay không kịp, nhiều người bị thương vì không được cứu chữa kịp thời nên đã chết”


(Trích Tam Dương tóm lược từ mang Hán hồn. hanhuncn.com. Trích lại trong diendan.org)

Cứ theo kết quả như trên thì Việt Nam đã thắng trận. Bài học Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam thì nay phải hiểu ngược lại. Nhưng đừng quên rằng võ khí của 1.500.000 quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà để lại nguyên vẹn phải chăng là yếu tố bất ngờ mà Đặng Tiểu Bình đã không tính tới?

Về phía Việt Nam, như thông lệ đã “nói quá” số thương vong của quân đội Trung Quốc là 3 vạn người. Nhưng lại quên không cho biết quân đội ta số thương vong là bao nhiêu? Theo tiến sĩ Hoàng Kim Phúc, đại học Oxford Luân Đôn, trong một bài viết cho BBC ngày 14-2-2009 cho hay theo những người dân Hà Giang-Vị Xuyên kể lại thì:



“Năm 1979 nó sang, dân bên mình hoàn toàn bị bất ngờ, vì thế thiệt hại là vô kể.”

Nó rút đi đặt mìn giật sập bất cứ cái gì gọi là do tay con người tạo nên. Mìn nó còn cài lại vô số trong các khu dân cư, tỉnh lộ. Mà nào có yên, pháo nó còn “củng” sang đây liên tục tới năm 88-89.”


Bài học này trước sau cũng phải một lần phải có như Hoàng Kim Phúc viết nó như một nhát cuốc tàn bạo, lật thẳng “tấm ván thiên”, chôn nỗi căm thù sâu thẳm và âm ỷ của Việt Nam với kẻ thù phương Bắc. Sự căm thù ấy cứ bị che phủ vùi lấp bởi những “tâm tình đồng chí” “Môi hở răng lạnh” hay luận điệu tuyên truyền “núi liền núi, núi liền sông” hữu hảo.

Nhưng giả dụ lần này có đánh nhau thêm một lần nữa thì bài học của Đăng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam phải là một bài học đích đáng hơn? Liệu Việt Nam bây giờ có thể chịu đựng một bài học thứ hai của Trung Quốc?

Trung Quốc 1979 và Trung Quốc 2010 đã mạnh lên gấp 100 lần hơn trong khi Việt Nam 1979 và 2010 thay đổi thêm được gì?

Về quân sự, Trung Quốc đang thay đổi từ một chiến lược “phòng thủ lãnh thổ” tiến tới một cách thô bạo “chiến lược bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc” đã được cụ thể hóa bằng việc gây hấn liên tục ở Biển Đông. Việt Nam làm thế nào để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tay đôi hay một liên minh bằng quân sự mà sự chênh lệch là khá rõ ràng?

Hãy khoan nói tới đối đầu, nhiệm vụ chính của các nhà lãnh đạo Việt Nam bây giờ là xua tan cái bầu khi “ngột ngạt” trong mối quan hệ hai bên, làm giảm nhiệt độ nóng ở mức độ có thể chấp nhận nhau được.

Đó là nhiệm vụ khó khăn nhất bây giờ.

Đó là điều làm chúng ta cần quan tâm và suy nghĩ.

Biết kẻ thù là như vậy, như ông Trần Quang Cơ đã viết trong Hồi ức và suy nghĩ dự báo rằng “rung Quốc là nguồn xuất xứ chính của những thách thức chính đe dọa đối với chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.”


Chia rẽ nội bộ Việt Nam vì kẻ theo Tàu, kẻ theo Nga: mối hiểm nguy của Việt Nam

Cuộc đấu khẩu tay đôi giữa Bành Chân, trưởng đoàn Trung Quốc, với Khrushchev tại Hội Nghị các đảng Cộng sản tại Bucharest năm 1961 đánh dấu sự phân liệt không bao giờ hàn gắn được nữa trong phong trào cộng sản Quốc tế.

Vết nứt đó lan rộng làm rạn nứt tất cả các đảng Cộng sản anh em. Tùy theo hoàn cảnh mà nước này ngả theo Liên Xô, nước kia ngả theo Trung Quốc. Nói chung, phía Trung Quốc có phần yếu thế hơn phía Liên Xô. Bắc Hàn thì ngả theo Trung Quốc nên nội bộ không phân rẽ. Albania thì chửi rủa Liên Xô can thiệp vào nội bộ của mình. Cuba thì chỉ dám chống lại Liên Xô trong bụng vì cái bụng được nuôi bằng đồng rúp.


Nhân dân ta ca muôn năm / “Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông”Nguồn/Photo: taiwanbbs.org


Tình hình ở Việt Nam vào những năm đó ở Hà Nội thì xem ra phức tạp hơn. Ngay đến nội bộ các gia đình vợ chồng cũng bất đồng, cha con bất đồng, nội bộ mỗi cơ quan cũng bất đồng. Sự phân rẽ ý kiến trở thành câu truyện đường phố nơi người dân Hà Nội.

Nhưng nói chung, thành phần trí thức, có hiểu biết thường ngả theo Liên Xô.

Tuy nhiên, cái trục chính xoay quanh những tranh luận thời bấy giờ là vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Khrushchev thì chủ trương sống chung hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau.

Vấn đề đánh hay không đánh miền Nam trở thành vấn đề quan trọng số 1 cho đường lối chính trị của Hà Nội: Đánh để giải phóng hay đấu tranh hòa bình. Phe thân Liên Xô không muốn phát động chiến tranh vì tốn hao xương máu của cải, tàn phá đất nước.


Trong số những người chủ trương không đánh có Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Vịnh, Ung Văn Khiêm, Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng. Ngoài Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng bạo ăn bạo nói. Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh im lặng không dám công khai vì sợ bị chụp cho cái mũ “phản bội sự nghiệp giải phóng dân tộc.”


Trích tóm tắt bài viết Hồi Ức về cuộc khủng bố chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam, Lê Xuân Tá, Diễn Đàn số 27(2-94), Trích lại trong Chia Tay ý thức hệ, Hà Sĩ Phu.

Hiện tượng im lặng trước đây nó giống như cách điều hành trong nội bộ Trung ương đảng hiện nay trong vụ xử án 4 thanh niên trí thức mới đây. Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, Diendan forum thì có 15 vị trong Trung ương Đảng. Nhưng chỉ có ba người là quyết định phải xử “bọn 4 tên”. Đó là các ông Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Có 4 ông chống đối đưa họ ra xét xử là: Nguyễn Minh Triết và 3 người khác dấu tên. Còn lại đa số 8 ông không bỏ phiếu. Có nghĩa là không đồng ý đem họ ra xét xử, nhưng nhát sợ không dám lộ mặt thật ra chống đối.

Im lặng như thế gián tiếp nuôi dưỡng sự trấn áp bạo lực.

Cuối cùng chỉ cần ba người trong số 15 người đã đủ để đưa những nạn nhân như Nguyễn tiến Trung nhận lãnh án tù từ 5 năm trở lên.

Câu chuyện xưa và câu chuyện nay xảy ra gần như cùng một bài bản. Kẻ nào mạnh ăn nói, kẻ đó có quyền.

Phe bên kia có Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Bề ngoài, họ có “chính nghĩa” hơn. Và họ đã thắng ở Đại Hội 3. Cái ghế Tổng bí thư đáng lẽ nằm trong tay Võ Nguyên Giáp nay lọt xuống Lê Duẩn. Giả dụ rằng Võ Nguyên Giáp ngồi vào cái ghế Tổng Bí thư thì sự thể hôm nay sẽ như thế nào? Nhưng lịch sử không bao giờ có chữ nếu.

Ngoài Lê Duẩn còn có thêm vào đó những kẻ hung hăng khiến mọi sự cứ thế trôi theo ý đồ của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Đó là Tố Hữu, Hoàng Tùng, Lưu Quý Kỳ góp thêm tiếng hô hào và chửi rất to mồm.

Chưa kể Lê Duẩn thả những bọn cò mồi, bọn “chó ngao” như Lê Duy Văn sủa theo ý chủ.

Lê Duẩn càng ngày càng tỏ ra có thế mạnh, trở thành một thứ Hồ Chí Minh ở miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại sẽ thấy một cách chua chát là từ khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, Việt Nam không có đường lối, chính sách riêng. Họ phải nương theo đường lối chính trị của các đảng Cộng sản đàn anh.

Những người cộng sản Việt Nam đầu tiên như Trần Phú, Hồ Chí Minh đương nhiên hướng về Liên Xô như Thánh địa của chủ nghĩa Mác-Lê nin Hô Chí Minh có sang Tàu thì cũng làm việc theo lệnh của Borodine. Nhưng Hồ là người khôn ngoan thấy rằng muốn thắng được Pháp thì không thể không dựa vào Moscow và Bắc Kinh. Khi Mao Trạch Đông thống nhất được nướcTàu thì Hồ Chí Minh cho Mao Trạch Đông hiểu rằng, chính quyền cộng sản Hà Nội sẵn sàng rập theo khuôn mẫu của Bắc Kinh.

Việc cải cách ruộng đất là một bằng chứng hùng hồn.

Điển hình của các tranh chấp nội bộ là vụ Hoàng Văn Hoan, nguyên phó chủ tịch quốc hội, một đồng chí thân cận của Hồ Chí Minh bỏ đi cùng với gia đình qua ngã Pakistan vào tháng 7/1979.

Đó là một đòn giáng mạnh vào nội bộ cho thấy sự phân rẽ giữa những kẻ theo Tầu và kẻ theo Nga.

Hoàng Văn Hoan sang Trung Quốc được tiếp đón như một quốc khách và cho xuất bản cuốn: Giọt nước trong biển cả (A drop in the oceam), trong đó tố cáo Lê Duẩn kẻ thù của chế độ với chủ trương chống lại Trung Quốc:


“Nhưng qua hơn 20 năm làm việc gần gũi với Lê Duẩn, tôi được biết rõ Lê Duẩn là kẻ âm mưu đặt lợi ích cá nhân và bè cánh trên lợi ích của dân tộc, đặc biệt là những năm trước và sau khi Hồ chủ tịch mất, tôi được biết những hoạt động xấu xa nguy hiểm của y, như việc choán quyền Đảng, việc xuyên tạc lịch sử, việc động viên toàn bộ lực lượng chống Trung Quốc và xâm chiếm Campuchia, là những việc phản chủ nghĩa Mác-Lênin, phản cách mạng, phản lợi ích dân tộc, tổ quốc.’’


Trích Giọt nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan, Chương Lời nói đầu.

Ngày 10-7-1980, Lê Duẩn cho xử án vắng mặt Hoàng Văn Hoan với bản án tử hình.

Vũ Thư Hiên cũng mượn lời Nguyễn Trọng Luật nhận xét tương tự về Lê Duẩn như sau:

“Lê Duẩn là thằng nhiều tham vọng, điều này những ai từng gần hắn đều biết.”

Trích Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên, trang 39.

Ở trong nước thì diễn ra những cuộc bắt bớ, thanh trừng nội bộ những người có bất đồng quan điểm với đảng cầm quyền.

Tại sao có những cuộc thanh trừng như vậy?

Thanh trừng là bởi vì chính quyền cộng sản không phải một xã hội dân chủ nên bất cứ ai không đồng ý kiến đều bị coi là phản động, phải khai trừ cách này cách khác. Hà Sĩ Phu nêu ra nhận xét, nhà nước XHCN dân chủ gấp triệu lần lại vướng mắc chính vấn đề dân chủ.

Vì thế, mỗi kỳ đại hội đảng lại xảy ra một cuộc tranh dành quyền lực. Phe đảng đấm đá nhau, tranh dành ngôi thứ.

Ngoài Bắc hàng lọat những lãnh đạo cao cấp bị bắt bị xử án, bị tù đầy, từng thời kỳ như Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Lê Trọng Nghĩa, Tạ Đình Đề, Vũ Thư Hiên, đại tá Đỗ Đức Kiên, Phan Hoàng, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiên Giang, Quang Hân, Mai Lân, Mai Hiến, Định Chân, Trần Thư, Hữu Loan, Minh Giang, Quang Dũng, Trần Châu, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh, Tử Phác, Trần Dần, Phùng Quán, Hà Minh Tuấn, Sỹ Ngọc, Văn Cao.

Phía trong Nam có Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ và một số đông nằm trong Câu Lạc bộ kháng chiến.

Và còn không biết bao nhiêu người khác. Kể sao xiết.

Và cho đến hôm nay, sắp sửa Đại hội Đảng , đã có bao nhiêu người đã bị bắt, bị giam cầm tù vì bất đồng chính kiến với đảng cầm quyền?

Kịch bản cũ lại tái diễn lại như cách đây nửa thế kỷ. Cái gì đã xảy ra trước đây thì nay xảy ra y như vậy.

Câu hỏi lớn bây giờ là liệu chúng ta có tìm ra giải pháp để ra khỏi cơn ác mộng Trung Quốc không? Những lời cảnh báo của giới trí thức, của các cán bộ đảng cao cấp chẳng biết đi đến đâu? Như mới đây Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tố giác đảng Cộng sản đã cho Trung cộng, đài Loan thuê trong thời hạn 50 năm 264 ngàn hectares rừng. Những tin tức trên cho người dân có cảm tưởng đất nước nay không còn có khả năng quản lý được nữa.

Người ta đành chán nản nghĩ rằng đất nước này đã hết thuốc chữa. Và như thường lệ, người ta phải đợi câu trả lời sau Đại hội Đảng lần thừ 11 này xem ra làm sao.



© DCVOnline

2 comments:

  1. You can definitely see your expertise within the article you
    write. The world hopes for even more passionate writers such as you who aren't afraid to mention how they believe. Always go after your heart.

    Also visit my homepage - click here

    ReplyDelete
  2. rosacea laser treatment Orange City

    My blog ... rosaceago.com

    ReplyDelete