Quà Tết Đinh Hợi của Hà Sĩ Phu
Xem câu đối đáp của độc giả Đàn Chim Việt
Sau những ngày tưng bừng năm mới dương lịch ở hải ngoại, một công việc duy nhất ai cũng làm đấy là chúc tết nhau. Kẻ viết cũng không ngoài quy luật ấy, người ta vui mừng tết tây còn tôi liên tưởng đến tết ta nên bốc điện thoại gọi về Việt Nam kiếm nhà ông Nguyễn Xuân Tụ vì ông nổi tiếng có nhiều quà tết cho người thích ăn tết chữ, tôi chúc tết ông và không quên xin quà tết Đinh Hợi. Ông Khai bút đầu xuân:
CHÓ gâu gâu, nghe pháo Dân chủ cúp đuôi ,
“bấn xúc xích, chạy vung xích CHÓ” !
HEO ủn ỉn , nhìn xấp Đô la híp mắt ,
“cuống cà kê, nói toạc móng HEO” ! (1)
Đấy là chuyện con Chó đi con Heo đến, còn mấy ngày trọng đại thì sao? Chúng ta được ông khoản đãi như sau:
Đêm ba mươi Ỷ tiếp HẢI NAM ,
thân BÈO bọt còng lưng “Xia nỉ ”!
Sáng mồng một LANG ôm ĐẠI BẠCH .
câu CÁM ơn luôn miệng “Thanh kiu” ! (2)
Để dán vào cổng trại nuôi lợn, ông viết:
Lũ Ỉn cứ an tâm, “Quốc khố” đã gom vài tấn CÁM !
Chú Trư càng phấn khởi, “Dân sinh” rộng mở một ao BÈO !
Cảm ơn ông đã cho ba món khai vị đầu xuân. Ai cũng biết, câu đối là món “ăn chơi văn học” nó là những thông điệp cô đọng cả một thời đại vào một hai từ cơ bản, chỉ vài chữ mà nó hàm chứa nhiều ý nghĩa, người muốn tiêu hóa “món ăn chơi” này cần phải có chữ để làm nó “nở ra”, ví như cơm sấy cần phải có nước để nó nở ra thì mới tiêu hóa được. Thử tưởng tượng trong ba ngày tết, có gì vui nếu kể ra hằng trăm trang tài liệu kinh tế, chính trị, ngoại giao WTO, APEC rồi cả đến cái nghề “hoạn lợn” ?… Vì thế, cần phải cô đọng lại để trong ba ngày tết ta có thể thưởng thức món “ăn chơi văn học” này một cách dễ dàng. Dĩ nhiên mỗi người có một khẩu vị, riêng tôi cho rằng câu đối thứ hai rất xứng đáng để dán lên cửa các văn phòng bộ ngoại giao Việt Nam lắm, các bạn nghĩ thế nào?
Sau món ăn khai vị trên, ông HSP mời chúng ta cùng tham gia cô đọng năm món kế tiếp, trước khi đi vào bếp để “cô đọng” các món ăn chơi, tôi thành thật cáo lỗi cùng “thực khách” bốn phương, năm ngoái, năm con chó, kẻ viết đã bị phỏng tay vì không biết cách cô đọng nên bị ông “đầu bếp” HSP khẻ vào tay vì vụng về vi phạm luật chơi: “người ta đưa ra cho mình chiếc dép trái thì mình phải đưa ra một chiếc dép phải để nó có đôi” trái lại, ông đưa cho ra chiếc dép trái, kẻ viết cũng đưa lại ông chiếc dép trái khiến ông buồn. Ông HSP nhận xét, những câu sau dù phạm luật bằng trắc nhưng chữ nghĩa rất hay, riêng tôi có tật ham vui quá trớn nên 3 ngày tết mình thử xí xóa quy luật cho vui, thử “ngồi trên luật” có được không, bởi vì có nhiều kẻ ngồi chồm hổm trên luật hết năm này đến năm khác để ăn chơi trác táng, chẳng lẽ ông HSP lại không thông cảm cho ta xả láng trong ba ngày tết? Xin mạn phép các bạn để viết lại các câu phạm luật năm ngoái, năm con chó:
- Hoa đào cho sắc mừng năm Chó !
Nam quan ai hỏi đau lòng ải ! (Trương Cang)
- Năm Khuyển, vừa khuyên vừa hỏi !
Chó đẻ, là đe với hỏi ! (Phùng Mai)
- Năm Khuyển, vừa khuyên vừa hỏi !
Năm Cẩu, vừa câu vừa hỏi ! (Mèo Mun)
- Năm Khuyển, vừa khuyên vừa hỏi !
Năm Chó, viết cho thật sắc ! (Cao Huấn)
- Năm Khuyển, vừa khuyên vừa hỏi !
Cách mạng, có mang có nặng ! (V. Lang)
- Năm Khuyển, vừa khuyên vừa hỏi !
Năm rắn, lời răn chưa sắc ! (Cao Huấn) … …
Những câu đối trên là những câu phạm luật bằng trắc, đấy, ăn chơi mà còn phải theo luật chứ đừng nói chuyện chính trị, thương mại, ngoại giao, WTO với APEC. Quen thói ngồi xổm trên luật coi chừng vỡ mặt à nghen…
Thưa các bạn, khúc ruột ngàn dặm PM mới tập tành tìm hiểu văn học VN, khi hiểu được những câu chữ dí dỏm nhẹ nhàng của ông HSP thì rất đắc ý, thế nhưng khi đáp lại thì nó thô thiển, có câu chẳng thể đáp lại nên lòng tôi áy náy cả năm trời, bây giờ năm hết tết đến phải xả láng, phải nói hết, nói…toạc móng heo, nói lần cuối cho dứt chuyện năm con chó rồi còn tính năm con heo. Năm ngoái ông mời đối mà bây giờ tôi vẫn ấm ức đấy là:
Anh mê đào của xứ hoa... Năm chó say đào… Mê mẩn vì đào…cho sắc đấy!
Thưa ông HSP, sống ở xứ Úc chẳng biết lãng mạn như người ở xứ… hoa Anh Đào, tôi thô thiển mong ông đừng buồn vì đấy là giới hạn của kẻ đang học hỏi văn chương VN đặc biệt là câu đối tết. Nhân Dịp năm con chó mà ông đã chiết tự là “Cho Sắc” không có nghĩa là khởi sắc, ngày 16-11-2006 (lần thứ hai) ông Hồ Cẩm Đào ở Hoa Lục sang thăm Việt Nam, sang để làm gì thì tự mỗi người hiểu lấy, nhân dịp này Lê Đức Anh mê Hồ Cẩm Đào tít mắt lại như bị thôi miên, Anh mê mẩn vì Đào chơi chó (cho sắc) mà Anh chẳng biết. Nhân dịp năm con heo tôi nói toạc móng heo đơn giản là như thế, biết rằng có kẻ giận tím mặt, nếu hắn tóm được khúc ruột ngàn dặm PM này thì chắc chắn phải bị chặt làm 3-4 khúc hay đi cải tạo văn hóa tư tưởng ở trại ba sao, cổng trời…nhẹ là vào bịnh viện tâm thần Biên Hòa để (được) chích thuốc điên! Vì thế khúc ruột ngàn dặm PM sợ lắm nên càng ngày càng xa… Trở lại câu đối trên thì tôi lục lọi hết mọi kho tàng kiến thức, chỉ tìm thấy chút đỉnh của dân gian nói về đại hội 10 "thành công rực rỡ”, tôi gởi lại ông để làm tin vậy thôi:
Bác Hồ nói với Lê Nin
Nước Nga đã có Pút tin tự hào
Bác Hồ nói với bác Mao
Trung Hoa nó chọn Cẩm Đào là khôn
Bác Hồ nói với bác Tôn
Việt Nam đếch có thằng L nào thay !!!
Chuyện năm ngoái nói thế là đủ rồi, năm nay Đinh Hợi, ông mời chúng ta cùng vào bếp để cô đọng món “ăn chữ” thuần túy Việt Nam. Gia vị của ông đưa ra như sau, rất mong các bạn cùng nhau nêm nếm cho thật ngon, để tất cả chúng ta cùng thưởng thức một mùa xuân vui tươi.
Câu 1 : (Mừng Xuân con Lợn)
Tổ quốc hỡi bay lên , Lợn đến, đóng ĐINH vào lịch sử ?
Câu 2 : (Vịnh con lợn)
Nửa nạc nửa mỡ, hết cỡ ngu si, giỗ tết đến kỳ, lên bàn thờ tổ! (3)
Câu 3 :
Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ ! (4)
Câu 4 :
Ỷ thế làm CÀN, thân BÈO bọt vẫn là ĐINH rỉ ! (5)
Câu 5 :
HEO chẳng may gặp gió HEO MAY, lăn cổ chết, Ỷ có thầy LANG cũng chết !
Thật tình, món nào tôi cũng thấy ngon, nhưng món ngon hơn cả có lẽ là món thịt ba rọi “nửa nạc nửa mỡ” vì nó là món ăn đặc trưng của ngày tết, hơn nữa ông HSP mời đối mà nghe giống như câu đố vui. Vì thế nó kích thích óc tò mò kinh khủng. Mới nghe thì tôi quả quyết ông tả con heo. Tuy nhiên nghĩ lại “Nửa nạc nửa mỡ” thì nó chỉ là miếng thịt ba rọi, thịt ba rọi lại tượng trưng cho người ngu, ba phải, nhùng nhà nhùng nhằng, chẳng biết đúng sai là gì, cho nên ông HSP kèm theo câu “hết cỡ ngu si” cho rõ nghĩa. Ngòai ra người dân Việt Nam có câu lú như Trọng chứ nào có lú như Heo? (6)Dân gian mà đã nói thế thì không thể sai. Suy diễn như thế nên tôi xin đáp lễ ông HSP kẻo ông lại trách tôi không ăn mà cứ mời người khác, chỉ muốn thưa với các bạn, năm ngoái chúng ta đã biết “Bác Hồ nói với bác Tôn” cái gì rồi vậy mà đại hội trung ương đảng X vẫn thành công rực rỡ cho nên:
Nửa nạc nửa mỡ, hết cỡ ngu si, giỗ tết đến kỳ, lên bàn thờ tổ! (HSP)
Nhùng nhà nhùng nhằng, dù rằng lú lẫn, giỗ tổ mười lần, nhận danh chủ tịch! (PM)
Để bảo đảm không khí tưng bừng đón xuân, tôi không hề chê bai bất cứ nghề nghiệp gì, hoặc trách ai đã vi phạm luật hành hạ súc vật v.v… Nếu tôi lỡ làm ai tự ái thì đấy là do vui tết quá trớn, còn bạn nào cho rằng thiến heo là hành hạ súc vật thì dừng ở đây để dành cảm giác êm dịu cho ba ngày tết nhé.
Nói chuyện thiến heo không phải đơn giản như là mấy bà ghen chồng vì tội hắn ngoại tình, rình lúc hắn đang ngủ say rồi thò dao vào cắt!...Ngược lại, thiến heo ở VN không dùng thuốc tê hay thuốc ngủ gì ráo trọi, chú heo con vừa lớn lên khoảng 1 tháng, đang vui chơi chạy lon ton trong chuồng, ông thợ thiến tóm cổ chú lại, treo 2 chân sau lên một cây cột đầu chúi xuống (ngược lại án của Saddam Hussein) chú heo con vung vẫy kêu la thống thiết!.. Một tay ông thợ thiến phải rờ vào đít chú heo con, nắn bóp ngọc hoàn của chú, (đừng nghĩ đấy là children sexual abuse, OK) tay kia điều khiển lưỡi dao đã mài thật sắc và cắt vào bộ sinh dục để lấy hai trái ngọc hoàn ra, phải cắt thế nào bảo đảm chú heo không chết mà còn mau lành, điều này không phải ai cũng làm được, vì thế nó trở thành cái nghề đầy kỹ xảo gọi là nghề hoạn lợn.
Ngày xưa thời pháp thuộc tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ra đời một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cha mẹ đặt tên là Nguyễn Duy Cống, anh lớn lên trong một gia đình tuy nghèo nhưng trời ban cho anh rất khéo tay, lớn lên dù ít học nhưng anh đã đảm trách công việc khó khăn đầy kỹ xảo mà cả làng không ai đủ kiên nhẫn học hỏi đấy là nghề Hoạn Lợn. Tuy hoạn lợn phải rờ đít và ngọc hoàn heo, nhiều chú heo con sợ quá trong lúc bị hoạn mà phóng uế lung tung (vãi cứt đái) ra thì ông thợ hoạn phải rửa tay và rửa đít lợn cho sạch để tránh nhiễm trùng vào vết cắt. Tuy khó nhọc nhưng nghề này nó dạy cho người hành nghề nhiều kỹ xảo và kiên nhẫn, vì thế sau này anh đã thăng tiến nhanh trên con đường hoạn lộ và trở thành bí thư đảng cộng sản, với bản tính khiêm nhường, anh không tự cho mình là hạng nhất chỉ nhận là Đỗ Mười mặc dù đã giữ một chức tước rất cao ít ai có được trong xã hội. Từ cổ đến kim, ai cũng phải “nấu sử sôi kinh” để thăng tiến trên con đường hoạn lộ, nhưng ở xã hội chủ nghĩa “khoa học” thì khác... Thưa ông HSP, thật là thú vị nên tôi xin đáp lễ như sau:
- Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ !
- Anh mù lắm mẹo, lèo lái cung đình
Trong lúc suy nghĩ miên man để đối lại câu đối trên của ông Hà Sĩ Phu bỗng nhiên tóc gáy dựng lên!... động từ “hoạn” mô tả sự nắn bóp ngọc hoàn rồi lấy dao cắt!… một hình ảnh có ấn tượng cực mạnh đến với tôi là con dao sáng choang của ông Nguyễn Duy Cống, sau đấy là bà công an Võ Thị Hiền ở Pleiku. Nếu bạn là phái nam thì biết rất rõ, hễ ai vô tình động vào đấy thì phản ứng tự nhiên là phải che đỡ lập tức vì nó kích thích mạnh lắm, thiếu tá công an Võ Thị Hiền biết thế nên lợi dụng triệt để, chỉ tiếc rằng bà Võ Thị Hiền ở play-cu không có (cu để play) ngọc hoàn và không thể tưởng tượng được sự đau đớn ấy như thế nào nên bà nghĩ đấy là trò chơi vui, đã khoái chí phá lên cười… Thì ra xã hội chủ nghĩa khoa học có đặc tính khoa học của nó: Những người nắn bóp ngọc hoàn có thể làm quan lớn trong xã hội?
Thành thật cảm ơn ông HSP đã khoản đãi một năm mới ăn tết chữ thật ngon, kính mong quý “thực khách” nhào vô chung vui thưởng thức 5 món tết chữ ở trên do tiến sĩ Hà Sĩ Phu khoản đãi.
Đa tạ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment