LÒNG THAM MUỐN CÓ ĐÁNG TRÁCH KHÔNG?

 Hiện tượng khất sĩ Minh Tuệ diễn ra, chúng ta thấy nhiều người ở VN bầy tỏ lòng quý mến ông, có nhiều người vái lạy ông xem ông như Phật xuất hiện. Hầu hết những người bầy tỏ cảm tình thương mến khất sĩ là những người theo Phật Giáo, cũng nhiều người theo Thiên Chúa giáo biểu lộ tình cảm quý mến tương tự. Mình thử tìm hiểu từ đâu dẫn đến sự trùng hợp này. Trái lại cũng khá đông người không công nhận việc khất thực là cao quý, thậm chí còn cho đó là việc làm tiêu cực. Mình cũng thử tìm hiểu tại sao lại có sự mâu thuẫn này trong xã hội VN.

( Điểm <<a>>, <<b>>, <<c>>... là phần phụ ở cuối bài, bổ túc cho đoạn viết ở những điểm này được rõ) 


Nếu ở Úc/Mỹ/Canada hoặc ở châu âu mà xuất hiện một người đi khất thực như ông Minh Tuệ, cho dù kiên trì lâu năm thì cũng không ai quan tâm, chẳng ai thương cũng chẳng ai chê vì đó là chuyện cá nhân <<b>>, bởi vì văn hóa Phật giáo không được người tây phương hâm mộ, cho dù quan niệm sống khổ hạnh trong Thiên chúa giáo một thời cũng được người tây phương đề cao. Khất sĩ Minh Tuệ là một hiện tượng đặc biệt chưa từng thấy, thậm chí ở Tháiland một đất nước tự do, đạo Phật rất phổ biến nhưng khất thực như ông Minh Tuệ thì chưa thấy. Trước năm 1975 ở miền nam, tôi cũng chỉ thấy những cuộc hành khất do các chùa tổ chức mang tính hình thức, các khất sĩ rời chùa, đi vòng quanh làng mạc thành phố đến chiều thì về chùa. Họ không sống cảnh màn trời chiếu đất như khất sĩ Minh Tuệ rất nguy hiểm. Ngày nay người âu châu không đề cao quan niệm sống khổ hạnh như xưa. Ai muốn sống khổ hạnh thì đấy là quyền tự do cá nhân <<a>>. Cũng như nhiều người đam mê trèo núi Everest, bay lượn bằng  Wingsuit flying, thám hiểm đáy biển hoặc chinh phục vũ trụ... Đó là những việc làm nguy hiểm đầy thách thức đòi hỏi ý chí và niềm tin cá nhân mãnh liệt cho mục đích ấy nếu không muốn gọi là cực đoan. Với niềm tin mãnh liệt như khất sĩ Minh Tuệ, mình nên tìm hiểu về triết lý Phật giáo "hạnh đầu đà" và quan điểm "Đời Sống Khó nghèo" của Thiên Chúa giáo, một tôn giáo cũng phổ biến ở VN, thay vì để niềm tin tôn giáo, chủ quan kiểm soát tư duy độc lập.

Phật Giáo: Đức Thích-ca Mâu-ni xuất thân là thái tử vương tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ông từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý lên đường tìm (chánh đạo) cách dẫn dắt con người đi đến mục tiêu lý tưởng tuyệt đối (niết bàn) để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình vĩnh cửu <<b>>. Một suy luận hợp lý mà ta dễ dàng chấp nhận đó là, đức Phật không thể ngẫu hứng hoặc chán đời từ bỏ giai cấp thượng lưu, giàu sang xuống đường giảng đạo. Là thái tử vương chắc chắn ông được giáo dục cẩn thận bởi văn hóa Ấn Độ thời bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Phật được nhiều thế hệ ghi lại và viết thành sách. Triết lý Phật học đề xướng con đường Trung Đạo, tức là từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cởi mở, không cần thiết phải tu hành ép xác khổ hạnh vốn được đề cao trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời bấy giờ. Phải chăng Thích-ca Mâu-ni là người cởi mở, (cấp tiến) dễ dãi hơn so với văn hóa Ấn Độ khiến cho đạo Phật không được người Ấn Độ hưởng ứng? Một cụ thể khác về văn hóa Ấn Độ <<c>>. Mohandas Gandhi được cả thế giới ngợi khen vì việc làm của ông phù hợp với văn hóa tây phương, người VN gọi là Thánh Gandhi nhưng ông không được người Ấn Độ coi trọng.

Thiên Chúa giáo: Đức Giêsu Kito (Jesus Christ) là người Do Thái, mẹ là bà Maira hạ sinh đức Giêsu trong hang đá Bethlehem, bà dùng máng thức ăn của trừu và bò làm cái nôi em bé giữ cho hài nhi được ấm. Nghèo như thế có lẽ không còn ai nghèo hơn. Khi lên 12 tuổi ngài đã bắt đầu thuyết giảng về đức chúa trời.  Tôi được nghe vài linh mục đã "Bi kịch hóa" cho vui về câu truyện từ kinh thánh Luca 2:46 rằng, chúa cũng phạm tội trách chi con người, chúa Giêsu đã không vâng lời cha mẹ nghĩa là đã phạm tội, khi lên 12 tuổi, cậu bé Giêsu đi lễ ở cung thành Jerusalem và ở lại đó 3 ngày không về nhà để thuyết giảng về đức chúa trời cho những nhà thông thái ở cung thành Jerusalem nghe, 3 ngày không về khiến cho cha mẹ ngài lo lắng, tưởng con mình đi lạc mất tích, cha mẹ đã quở trách đức Giêsu. Câu chuyện có ngụ ý rằng sự thông minh và khôn ngoan của Đức Giêsu đã bắt đầu từ lúc 12 tuổi khiến các bậc thông thái ở cung thành Jerusalem phải học hỏi nơi cậu bé. Triết lý của Đức Giêsu là sống khiêm nhường với tinh thần nghèo khổ, yêu thương và tha thứ cho mọi người. Trước khi chết trên thập tự giá ngài đã xin đức chúa trời tha tội cho những kẻ kết án và giết ngài...Nhưng đáng tiếc, triết lý của ngài chỉ phát triển ở châu âu nếu không muốn nói ngài đã thất bại ở ngay quê hương mình <<d>>. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy ở Trung Đông, họ hận thù nhau, nổ bom khủng bố nhau, rõ ràng triết lý "yêu thương kẻ thù" không được đón nhận bởi văn hóa xã hội Trung Đông.


Nếu khoa học khảo cổ có thể cho ta biết chiều cao trung bình của con người cổ đại thấp hơn chúng ta ngày nay thì ta có thể khẳng định họ nghèo khó hơn chúng ta, ăn uống thiếu bổ dưỡng không bằng chúng ta ngày nay. Chỉ 200 năm trước, cho dù châu Âu có tân tiến hơn các nơi khác nhưng họ vẫn còn nghèo lắm, khoan hãy nói đến hai ngàn năm hoặc trước công nguyên. Các quốc gia Ấn Độ hoặc Trung Đông nơi đức Phật hoặc đức Giêsu sinh ra. Đời sống con người lúc bấy giờ rất thô sơ, sản phẩm họ tạo ra được ít ỏi nhờ sức lao động bằng đôi bàn tay, hoàn toàn không có sự trợ giúp của kỹ thuật, sản lượng dĩ nhiên thấp và vì thế toàn xã hội đều nghèo. Họ xuất thân trong vất vả nghèo khó, họ cần có một triết lý phù hợp cho xã hội cùng thời để giải tỏa, để  đáp ứng nhu cầu tâm lý khó nghèo của con người thời đại ấy. 

Cả hai triết lý, Phật Học và Thiên chúa giáo đã lan tỏa khắp thế giới, cả hai đều có điểm tương đồng là trân trọng "Đời Sống Nghèo Khó" Sự trân trọng này phù hợp với đời sống người VN thời nay vì xã hội VN chưa phát triển, triết lý Đời Sống Nghèo Khó được người VN đón nhận một cách dễ dàng và vô tình. Người tây phương trước đây theo Thiên Chúa giáo cũng tương tự, nhiều linh mục gia nhập và theo đuổi đời sống khó nghèo, hiện nay vẫn còn những nhà dòng khổ tu và cộng đồng người Amish yêu mến khó nghèo, họ sống đơn sơ, lao động bằng đôi tay, nhưng không nhiều... Xã hội tây phương văn minh và phát triển, đời sống người dân giàu có hơn, sản xuất gia tăng nhờ máy móc và khoa học, đặc biệt từ khi họ biết dùng Gas và năng lượng điện, các trường phái khổ tu và những cộng đồng người Amish ngày càng thưa thớt vì họ không thể phủ nhận khoa học giúp con người thăng tiến, bớt khổ cực hơn.

Người VN vốn nghèo khó từ lâu và ngày nay vẫn chưa thoát khỏi nghèo khổ, họ có được triết lý Phật để củng cố niềm tin và an ủi cuộc sống thì đó là niềm vui nâng đỡ tinh thần, họ yêu mến nhau vì cùng chung hoàn cảnh, đồng thời họ cùng chịu đựng bất công xã hội, họ lên án sự giàu sang bất chính, mà mọi sự giàu sang luôn gắn liền với giới thống trị, giới thượng lưu, một nhóm người không làm ra tài sản vật chất. Nhưng người dân không có cách nào trừng phạt những kẻ có quyền, có tiền ăn trên ngồi trốc. Trong lúc này, tâm lý người dân VN yêu mến sự khổ hạnh, thì mình có thể hiểu được phản ứng của họ khi xuất hiện khất sĩ Minh Tuệ. Tâm lý người VN lên án giới thượng lưu nhà giàu tham lam thì ta hiểu được họ cũng khinh chê giới cầm quyền CSVN và những thầy chùa quốc doanh.

Xã hội VN ngày nay về mặt vật chất rõ ràng giàu hơn 30 năm trước, xã hội tây phương cũng tương tự, khi họ thoát khỏi nghèo khó thì tâm lý xã hội cũng thay đổi. Xã hội giàu hơn khiến tư duy con người thay đổi và mọi triết lý cũ trở thành lỗi thời. Do đó không ngạc nhiên có nhiều người VN không ủng hộ cách tu khổ hạnh. Triết lý khổ hạnh chỉ tồn tại trong xã hội nghèo khó bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu tâm lý xã hội ấy. Thời nay, xã hội văn minh với công nghệ tinh vi đã giúp con người sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Thế giới loài người được ăn no mặc ấm đầy đủ hơn trước, tư duy xã hội ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với tư duy 2 ngàn năm trước. Sự giàu sang ngày nay không hoàn toàn chỉ thuộc về giai cấp thống trị thượng lưu nữa, thời nay con người không chỉ giàu vì tiền bạc mà còn giàu về tri thức, kiến thức, chính trị, nghệ thuật, kỹ thuật, mạo hiểm và những đam mê đáng quý khác... 

Xã hội và con người luôn luôn thay đổi nhưng triết lý thì không, sự hưởng thụ của người dân thời nay có khi còn hơn giới cầm quyền, sự phát triển khoa học và thông tin đã giúp con người hiểu biết rộng rãi, nhờ sự hiểu biết và phát triển, con người ngày nay đã biến những trang triết lý bất di bất dịch hằng ngàn năm qua trở nên lỗi thời. Tâm lý người VN ngày nay đang mâu thuẫn giữa sự yêu chuộng nghèo khổ do ảnh hưởng triết lý cũ và sự hưởng thụ, đam mê trong xã hội mới đang diễn ra. Người VN cần phải điều chỉnh suy nghĩ của họ nếu không muốn nói họ cần có một triết lý mới để tránh mâu thuẫn xã hội, giúp họ không còn lên án lòng tham như là một thói xấu. Bởi vì lòng tham vọng thời nay có thể được xem là điều tốt, nhiều người có tham vọng chính đáng, lòng tham vọng chính đáng là cần thiết giúp con người cạnh tranh và thăng tiến. 

Một ví dụ cụ thể về lòng tham vọng chính đáng. Tỷ phú Elon Musk sinh ra ở Nam Phi một đất nước nghèo, có nền kinh tế bất bình đẳng nhất thế giới. Ông đi học ở Canada và định cư ở đó, sau này sống ở Mỹ. Nếu không có lòng tham vọng thì ông không thể làm chủ SpaceX, StarLink, Neuralink implant, Tesla, X (Twiter). Nếu một dân tộc mà lòng tham vọng bị triệt tiêu bởi tin vào một triết lý nghèo khó thì đất nước ấy đi về đâu. Có khác gì triết lý vô sản cả thế giới bỏ vào thùng rác nhưng lãnh đạo VN vẫn cố tình bám vào nó để giữ quyền lực, sợ xấu hổ không muốn nhìn nhận sai lầm, hệ lụy rõ ràng ai cũng biết. Vì thế lòng tham vọng công bằng theo pháp luật cần được khuyến khích, không thể "vơ đũa cả nắm" cho rằng bất cứ ai giàu có đều là kẻ gian dối phải khinh chê.

Ta không thể phủ nhận lòng tham là lẽ tự nhiên không riêng gì hiện diện nơi con người mà nó hiện diện trong muôn loài, con Gà hơn nhau tiếng gáy, con Công hơn nhau bộ lông để làm gì nếu không phải để quyến rũ con mái? Cô gái má hồng, ngực to mông rộng eo thon đó là nét đẹp tự nhiên, họ hoàn toàn được quyền tự do phô trương nét đẹp tự nhiên ấy, nét đẹp cũng là niềm tự hào của phụ nữ, cũng như những bông hoa khoe sắc, nếu phụ nữ có khả năng tình dục mạnh thì đó là một biểu hiện của một cơ thể mạnh khoẻ, đó là điều tốt tại sao lại khinh chê? Tiếc rằng có người cho đấy là tội khiêu dâm, gợi cảm tình dục để cám dỗ đàn ông.<<e>>. Một thanh niên cường tráng, đẹp trai, thông minh chắc chắn anh ta sẽ dùng lợi điểm ấy để chinh phục cô gái đẹp là lẽ bình thường. Vợ đẹp con khôn gia đình hạnh phúc đó là tham vọng tốt đẹp, tại sao có một triết lý khước từ lẽ tự nhiên tốt đẹp của con người và của muôn loài?

Nhà khoa học Albert Einstein phải than thở rằng:"Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng cùng loại tư duy mà chúng ta đã dùng để tạo ra các vấn đề đó." Nhưng thay đổi tư duy con người không đơn giản là thay đổi triết lý bằng cách đốt sách như họ đã từng đốt hết sách của người miền nam. Thay đổi tư duy cần một quá trình phát triển xã hội lâu dài, muốn thay đổi tư duy xã hội cần sự chủ động của bộ giáo dục và một chính quyền nhân bản do dân bầu lên đồng thời người dân được quyền đào thải chính quyền của họ để chọn chính quyền khác trong ôn hòa và công bằng, đó cũng là lòng tham của toàn thể người dân, lòng tham này rất đáng trân trọng.


========================//========================

<<a>> Tôn trọng quyền tự do cá nhân là điều cần thiết trong thời đại văn minh. Khất sĩ Minh Tuệ nguyện theo 13 Phật pháp Hạnh Đầu Đà đó là lựa chọn cá nhân. Thần tượng một ai đó cũng là tự do cá nhân. Trong xã hội thời nay mà có quá đông người thần tượng một nhân vật nghèo khổ, sống màn trời chiếu đất đi khất thực khắp nơi vì ông tin vào một triết lý đã cũ. Chắc chắn xã hội này còn tụt hậu, quá nhiều tham lam bất chính không còn thuốc chữa nên người VN mặc dù ở thời đại "4G" nhưng người VN muốn trở về thơi đại BC hoặc AD?

<<b>> Theo Phật là đi theo con đường mà Ngài đã trải qua để tự giải thoát cho chính mình, đó là niềm tin của Phật và những người tin vào ngài. Phật không đòi hỏi chúng sinh tôn thờ ngài, Phật chỉ dạy cho chúng sanh tự giải thoát khỏi lòng tham sân si, để chinh phục niết bàn, đạt được hay không là do chính mình, đó là một ước mơ, là khao khát cá nhân, không ai làm cho ai cả mà chỉ mình làm cho riêng mình mà thôi. 

<<c>> Mohandas Gandhi là một luật sư người Ấn Độ, theo chủ nghĩa dân tộc, nhà đạo đức chính trị, người đã sử dụng chiến thuật phản kháng bất bạo động chống thực dân giành độc lập cho Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông đã truyền cảm hứng cho các phong trào đòi quyền công dân và tự do trên khắp thế giới. Kính ngữ Mahātmā được áp dụng cho ông ở Nam Phi vào năm 1914, người VN gọi là Thánh Gandhi. Chiến thuật phản kháng bất bạo động hiện được sử dụng trên toàn thế giới.

<<d>> Sống tại Australia, một quốc gia đa văn hóa. Mình nhận thấy người tây phương họ dễ dàng hòa giải, tìm giải pháp chung để  hướng về tương lai, nếu không muốn nói họ có tinh thần hòa giải cao hơn so với các sắc tộc khác. Nói thế không có nghĩa các sắc tộc khác không biết tha thứ, thường xuyên tinh thần hòa giải của người tây phương dễ dàng đi vào lòng giới trẻ sinh ra tại Úc hơn so với những người di dân đến từ các quốc gia khác. 

<<e>>  Vào ngày 16 tháng 9 năm 2022,  cô Mahsa Amini người Iran 22 tuổi đã chết tại một bệnh viện ở Tehran. Cảnh sát đạo đức quốc giáo Iran đã bắt giữ cô vì lý do không đội khăn trùm đầu theo tiêu chuẩn của chính phủ. Bộ chỉ huy cảnh sát Hồi giáo Iran cho biết cô lên cơn đau tim tại đồn cảnh sát, ngã gục, hôn mê và chết trước khi được chuyển đến bệnh viện. Tuy nhiên, những người chứng kiến, bao gồm những phụ nữ bị giam giữ cùng Amini cho biết, cô đã bị đánh đập dã man và chết do sự tàn bạo của cảnh sát.


Tháng tư chống cộng, Tháng Mười chống nhau!



“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc, là lòng tôi lại cảm thấy...” (*) buồn phiền vì chuyện nhân tâm ly tán, cộng đồng người Việt hải ngoại chia rẽ vì câu chuyện đã xảy ra từ nửa thế kỷ nay.

Không phải đợi đến Tháng Mười Một, mà mỗi năm cứ đến Tháng Mười là chúng ta chuẩn bị đem những chuyện năm cũ ra xâu xé, bêu riếu nhau gây nên tình trạng chia rẽ trong cộng đồng trầm trọng rất đáng xấu hổ.

Phía chống ông Ngô Ðình Diệm xem ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, ngày đảo chánh để giết một tổng thống được gắn nhãn, trở thành một “Ngày Cách Mạng,” và ngày này trở thành ngày Quốc Khánh của nền Ðệ II Cộng Hòa trong suốt nhiều năm, những buổi tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Ðức, trở thành diễn đàn lên án chế độ TT Ngô Ðình Diệm là gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Họ lên án chế độ ông Diệm là một chế độ gia đình trị, triệt tiêu đảng phái, tôn giáo và cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11- 1963 được toàn dân ủng hộ và lên án những người gọi là “dư đảng Cần Lao.” Thậm chí gần một nửa thế kỷ trôi qua, trong một buổi tổ chức mừng sinh nhật của một vị cựu Tướng Lãnh, người ta cũng mượn diễn đàn này để lên án chuyện “gia đình trị” của nhà Ngô!

Phía bênh ông Diệm, qua một bài báo cách đây 10 năm đã thuật lời của Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã gọi các tướng lãnh làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa!” và giờ đây, 50 năm sau, trên đường phố Bolsa người ta còn dựng biểu ngữ ghi dòng chữ “26 tháng 10: Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa” và xem cái chết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là Vị Quốc Vong Thân. Không ít người lên án Phật Giáo là nguyên nhân của việc mất nước vào năm 1975. Với cái nhìn này, nhiều ý kiến lại cho rằng nếu còn Ðệ I Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không bị bức tử, chúng ta sẽ không có Mậu Thân, không có Ðại lộ Kinh Hoàng, không có cả biến cố 30-4-1975. Hay vào thời ông Diệm, dân chúng có thể đi từ Cà Mâu ra Bến Hải, tối ngủ nhà không đóng cửa, thanh bình thịnh vượng như thời Nghiêu Thuấn. Và mới đây thôi, qua những bài viết trên “net,” danh từ “tàn dư Ấn Quang” lại được khơi dậy, Phật Giáo lại được đem ra làm bia bắn.

Một nhóm người có phương tiện truyền thông trong tay lại đưa hình ảnh của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ra gọi là vinh danh, tưởng niệm, và từ đó mạt sát “đối phương” hết lời, đụng chạm đến tôn giáo, khiến một thời gian cộng đồng nổ ra những cuộc biểu tình phản đối, gây xáo trộn, chia rẽ, mất đoàn kết hơn bao giờ hết.

Nếu ông Võ Văn Kiệt can đảm cho rằng ngày 30 tháng 4-1975 là “ngày một nửa nước vui, một nửa nước buồn,” thì với một người lính ngày 1 tháng 11-1963 đang là một sinh viên sĩ quan cầm súng đứng gác trên chòi canh nhìn ra đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Ðức, nghe tin “đảo chánh thành công,” đã ứa nước mắt, thì tôi cũng phải nghĩ rằng việc đảo chánh và giết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vào 50 năm trước chắc chắn đã làm cho nhiều người buồn nhưng cũng làm cho nhiều người vui.

Và cả hai phía thương tiếc hay căm thù ông Ngô Ðình Diệm đều muốn khơi lại vết thương cũ bằng tất cả khả năng, phẫn nộ và dai dẳng kéo dài. Ðiều tệ hại hơn là sau những cuộc tranh luận này, người ta có cảm tưởng rằng hai tôn giáo lớn nhất của Việt Nam đang nhảy vào nhau để cấu xé, nguyền rủa nhau đến tận cùng.

Chúng ta đã đọc bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu bài tham luận, bao nhiêu lời bàn hay nói một cách trần trụi, dung tục, là chửi bới nhau không tiếc lời trên Internet suốt hàng chục năm qua. Và những cuốn sách bênh và chống của cả hai phía đều là những cuốn sách bán chạy nhất trong năm, mặc dầu những câu chuyện kể, người ta đã đọc hay nghe đi nghe lại cả trăm lần.

Những ai có lòng với đất nước, cộng đồng đều cảm thấy nỗi bất bình, vào mỗi năm khi, bên này hay bên kia, đều muốn khơi lại những vết thương của dân tộc.

Sau ngày 1-11-1963, chính vì chiến tranh càng ngày càng leo thang khốc liệt, người Việt Nam bị chết chóc, ly tán, tù đày và ngày nay, không chấp nhận chế độ cộng sản, nhiều triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, phiêu bạt và chia cách. Nguyên nhân từ đâu, mỗi người đều có một lối nhìn và đi tìm những nguyên nhân khác nhau, do vậy mối chia rẽ càng ngày càng trầm trọng, ray rứt không thôi.

Trong khi đó, CSVN luôn luôn hăm hở dùng đòn xuyên tạc, chia rẽ làm tan nát cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, đáng lẽ chúng ta tập trung nỗ lực để chống tập đoàn cộng sản đang cai trị và tàn phá quê hương, thì quay lại kình chống, kể tội nhau.

Cộng Sản Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Thích Quảng Ðức tự thiêu tại Sài Gòn là đổ thêm xăng vào dư luận cho rằng cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1966 có bàn tay của Việt Cộng và ảo tưởng của một vài cấp lãnh đạo Phật Giáo tin rằng, khi CS vào Sài Gòn họ sẽ được ghi công, nhưng sự thật tâm địa và đường lối gian xảo của Cộng Sản từ nhiều năm qua đã không lừa được ai.

Phía một vài nhân vật lãnh đạo Phật Giáo, sau khi chuyện đảo chính thành công, đã mang tâm trạng công thần, kiêu binh, muốn khuynh đảo quốc gia, xen vào chính sự. Mặc dầu việc Sài Gòn thất thủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có người vẫn lên án, phần nào Phật Giáo đã góp sức làm tan rã miền Nam. Câu nói thất vọng của Tổng Thống Dương Văn Minh trong ngày cuối cùng “Thầy hại tôi rồi!”
đã nói lên sự thật phũ phàng ấy.

Ngày nay Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ được dựng lên ở hải ngoại để vinh danh và tri ân những người lính đồng minh và các chiến sĩ VNCH đã nằm xuống cho tự do của miền Nam, nhưng ngày nay cả hai phía bênh và chống đều dùng nơi này để tổ chức lễ tưởng niệm cả hai vị tổng thống: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một trong những tướng lãnh có tham gia vào việc đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ở trong Hội Ðồng Tướng Lãnh và Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người bị sát hại. Ðó là chúng ta chưa nói đến việc chính Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là người chống đối việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam, ngày nay sao chúng ta lại đưa di ảnh của ông đến dưới chân người lính Mỹ ở tượng đài, như vậy việc tưởng niệm mang ý nghĩa gì?

Người lính vô danh chỉ biết tổ quốc, không chiến đấu cho bất cứ cá nhân ai, tôn giáo, đảng phái, tổ chức, thể chế nào! Ðã nửa thế kỷ trôi qua, người lính năm xưa ở trên đồi Tăng Nhơn Phú ứa lệ khi nghe tin cuộc đảo chánh thành công, chính là tác giả bài báo này. Vui hay buồn, mừng hay lo, không phải là lúc nói ra đây, chẳng có ích gì cho đại cuộc.

“Những ai dùng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, người ấy là có tội với tổ quốc,” câu nói này là của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ nhiều năm về trước đây là lời nói chân thành của một người thật lòng yêu nước.
Còn chúng ta, chúng ta nghĩ gì về những nỗi oan khiên của Tháng Mười Một và chuyện chia rẽ vẫn còn tồn tại mãi đến hôm nay.
(*) Thanh Tịnh.

Hình ảnh sinh viên miền nam Việt Nam chống Trung Cộng năm 1974

Các bạn sinh viên VN ngày nay nghĩ thế nào khi xem hình ảnh những người một thời cùng lứa tuổi với mình,  họ biểu lộ lòng yêu nước, được Quân Cảnh và Cảnh Sát Quốc Gia bảo vệ để họ bầy tỏ lòng phẫn nộ trước sự xâm lăng của Trung Cộng? Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Việt Khang, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Văn Trội v.v... Đã phẫn nộ trước sự xâm lăng Trung Cộng ngày nay thì sao?












Đàn Cá trong Ao Bác Hồ và Những Con Chó của Pavlov


Lê Diễn Đức

Kể về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thì không sao, nhưng nói cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm chước.

Tôi có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác. Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo “dân chủ, nhân quyền” gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.

Khi mới ở tuổi lên mười, tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đó là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”. Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông. Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía ! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm, cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!

Tôi sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết ! Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra !

Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu Bác Hồ đến thế ! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế !
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười ! Cười cả chính mình ! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết.

Phải công nhận các chế độ cộng sản đạt mức siêu đẳng về chuyện nuôi trồng con người theo ý đồ của mình.
Thế hệ tôi và cả xã hội miền Bắc, mỗi một con người được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để không còn là mình nữa, chỉ biết suy nghĩ và hành động theo những lời dạy dỗ của Đảng và Bác, đi theo con đường mà Bác và Đảng vạch ra, như con rối, như cái máy. Cái bóng Đảng, Bác…bao trùm lên đời sống.

Phản ứng của chúng tôi chẳng khác gì những con cá trong ao của ông Hồ ở Phủ Chủ Tịch. Không hơn, không kém.

Vào năm 1958, theo yêu cầu của ông Hồ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã thiết kế cho ông ngôi nhà sàn theo kiểu của người miền núi, cùng với vườn cây, ao cá.

Ngôi nhà sàn có hai tầng, tầng trên ông Hồ dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc trong mùa đông, tầng dưới là nơi ông làm việc vào mùa hè, họp Bộ Chính trị. Ngôi nhà sàn xây dựng xong vào ngày 1/5/1958, bằng gỗ loại bình thường, chiếu theo căn dặn của ông – báo chí viết như thế.

Tuy nhiên, trong thực tế, mãi sau này tôi mới biết, gỗ được sử dụng để làm ngôi nhà sàn “giản dị” thuộc loại tốt. Ngoài ra, sự giản dị này cũng đáng bàn… Bởi vì, ngôi nhà tọa lạc giữa phong cảnh hữu tình, đầy cây cỏ, hoa lá xanh tươi, chim bay, cá lượn bốn mùa. Bác ngồi thư giãn, hút thuốc lá 555 hay xì-gà của Fidel Castro gửi tặng thì còn gì bằng ! Đấy là chưa nói đến chuyện có các nàng tới hầu hạ (như cô Nông Thị Xuân chẳng hạn)! Ngay giữa thủ đô chật hẹp, ồn ào, bụi bặm mà hưởng thụ một dinh cơ tao nhã, thanh bạch như vầy, thì khác gì cuộc sống của Tiên ông dưới trần, quả là chưa có tiền lệ.
Vào thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lắm đại gia tư bản đỏ “chơi độc” theo gương ông Hồ, cũng xây những dinh thự to rầm theo kiểu nhà sàn bằng toàn gỗ quý, vườn tược được trồng nhiều loại cây kiểng mà một chậu trị giá hàng chục ngàn đôla. Cũng ngay trong lòng Hà Nội.

Hồi nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên Hồ Chí Minh đồng nghĩa với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở Nghệ An, có bài đồng giao xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu của Trời Đất: “Đụn Sơn phân dái / Hòn Đái thất thanh / Nam Đàn sinh Thánh / Đông Thành sinh Tướng”

Mỗi lần nghe ai kể về đời sống của Bác, nói đến đàn cá trong ao của Bác, lũ trẻ chúng tôi xuýt xoa, phục lăn. Số là đàn cá đông đúc được ông Hồ luyện công phu. Sau một thời gian nhử mồi cám dỗ, ông đã thành công. Khi cho cá ăn, ông chỉ cầm cái que gõ gõ vào cái hộp đựng mồi hay thành bờ ao gì đó.. là cả đàn lúc nhúc bơi lại.

Khi lên cấp 2, bắt đầu học vật lý, tôi không còn phục cao kiến luyện cá của ông Hồ nữa, mà chỉ phục ông ở tính kiên nhẫn. Tôi cúc cục mãi mới tập gọi được đàn gà. Còn dạy cá đâu phải giỡn ! Té ra ông Hồ chỉ thực hành lý thuyết từ xửa xưa của nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov, Giải thưởng Nobel Y học năm 1904.
Ivan Pavlov nổi danh từ việc thí nghiệm phản ứng tiêu hoá trên cơ thể chó. Qua nghiên cứu sinh lý học của nước bọt, ông khẳng định rằng, nước bọt không chỉ tiết ra lúc ăn, mà cả trong phản ứng trước bữa ăn. Thức ăn gây chảy nước bọt được gọi là “kích thích ban đầu”, còn tiếng chuông gõ hoặc ánh sáng của cái đèn xuất hiện trước bữa ăn, gọi là loại “thức ăn phụ trợ”. Kích thích chó liên tục một thời gian dài bằng “thức ăn phụ trợ”, cùng lúc với “kích thích ban đầu” để tạo thói quen, ông đã làm chó tiết nước bọt chỉ còn qua sự kích thích thứ cấp. Hiện tượng này được gọi là phản xạ có điều kiện của Pavlov, trái ngược với sự chảy nước bọt bẩm sinh, là phản xạ vô điều kiện.

Thì ra, những con cá của ông Hồ chỉ là một phiên bản nhỏ từ con chó của Pavlov.
Phiên bản lớn mới thật hãi hùng.

Người ta nói Việt Nam là một nhà tù lớn, hay cả quốc gia đang bị nhốt trong cái cũi.Trong cái cũi này, giống như đàn cá trong ao, ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng muôn vàn “thức ăn phụ trợ” để “trồng người” vì “hạnh phúc trăm năm” của… Đảng. Bằng quản lý trong tay sổ hộ khẩu, sổ gạo, sổ dầu, phiếu thực phẩm, phiếu vải, học đại học; nay thêm sổ đỏ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chủ quyền xe, v.v… – ông Hồ và Đảng từ lúc cầm quyền đến nay đã biến đất nước thành một phòng thực nghiệm vĩ đại của “phản xạ có điều kiện”, biến dân tộc thành một bầy đàn ngoan ngoãn. Hàng chục triệu người Việt đã, đang và tiếp tục trở thành những con cá trong ao hay là những con chó của Pavlov.

Ngoài ra, còn một “thức ăn phụ trợ” khác công hiệu. Đó là bộ máy tuyên truyền khổng lồ, chằng chịt từ trung ương xuống thôn xã, bản làng, liên tục đập vào não trạng con người ngay từ thưở thiếu thời. Bất kỳ nguồn thông tin nào bất lợi cho sự độc quyền cai trị của Đảng đều bị ngăn chặn. Những mầm mống phản kháng ngay lập tức bị đè bẹp, đời sống của gia đình, người thân bị phong toả đến bần cùng…

Cho nên, lúc còn là học sinh, tay còn vương mực tím, khi ông Hồ chết, tôi và các bạn tôi cùng thời đã chảy dài nước mắt, cũng không có gì là lạ. Đúng ra, chúng tôi nên được chia sẻ, được thương hại, tội nghiệp.
Nhưng nhờ Trời, ngay trong năm thứ nhất học đại học, tôi đã nhanh chóng nhận ra lẽ thường phải có ở đời, sự bất công và bất nhân của chế độ cộng sản. Nó tước đi của con người đời sống riêng tư, cá tính và những quyền tự do tối thiểu nhất. Chúng tôi bị Toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cấm không được yêu đương, không được mặc quần jeans ra ngoài đường, không được khiêu vũ, không được đến thăm nhà người bản xứ, không được đi lao động kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ Hè, v.v… Một ngàn lẻ một thứ cấm ! Hàng tuần họp chi đoàn, viết bản tự kiểm. Lơ mơ là bị trục xuất về nước !

Và tôi lơ mơ, xé rào nên bị trục xuất thật. Vừa đặt chân tới ga xe lửa Hàng Cỏ, Hà Nội, chưa kịp xuống tàu, hai công an đã xông lên chỗ ngồi và áp tải tôi vào trại giam, sau đó lãnh án tù hai năm về tội yêu và trốn ở lại nước ngoài. Ra tù, lận đận mãi tôi mới xoay được việc làm và quay lại Ba Lan năm 1989, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ. Làm nhân chứng của 20 năm xây dựng thể chế dân chủ ở Ba Lan với muôn vàn khó khăn nhưng thành quả phát triển giành được thấy rõ qua từng năm tháng, nhãn quan chính trị của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi được tỉnh ngộ qua liệu pháp điện áp của thực tế một xã hội từ chế độ cộng sản chuyển sang dân chủ tự do, cho mình cơ hội nhìn nhận, phân biệt Ác và Thiện. Quy trình tiến hoá bình thường của tôi được tái hiện, từ “con cá của Bác Hồ”, “con chó của Pavlov” lên làm người. Tôi lột xác cùng với những thăng trầm của tiến trình dân chủ hoá ở Ba Lan và Đông Âu.

Ba Lan tự do đã đưa sự thật lịch sử ra ánh sáng và công lý. Quá khứ đã chứng minh không thể chối cãi rằng, chế độ cộng sản tồn tại thực chất nhờ dối trá và bạo lực. Những người cộng sản không thèm nghe ai khi thấy phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Chỉ khi bị áp lực tranh đấu mạnh mẽ của quần chúng, bị thất bại, bị dồn vào thế cùng, họ mới làm ra vẻ hướng thiện hoặc nhượng bộ. Nhưng khi có sức mạnh và nhất là lúc thành công, họ tự mãn, cao ngạo, và độc ác gấp bội. Bản chất lưu manh, cướp giật của họ, theo thời gian càng ngày càng lộ liễu. Họ biến thù thành bạn, biến bạn thành thù tuỳ theo tình huống có lợi cho sự bảo đảm quyền lực. Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.

Thiếu tự do và thông tin với bên ngoài, con người không thể nào có đủ kiến thức để nhìn nhận, so sánh các mô hình sinh hoạt xã hội khác, cho nên đại bộ phận người Việt trong chế độ cộng sản, nhất là nông dân, cứ tưởng rằng, cái ao, cái cũi mà trong đó mình đang được Đảng ban phát là “đỉnh cao chói lọi” rồi.

Mẹ kiếp! Nhốt người ta lại, bưng tai, bịt mắt, chỉ mở cho nhìn, cho nghe những gì mình muốn áp đặt, cùng với sự đe doạ mạng sống thường trực – rồi bảo “dân trí thấp”, “dân tộc chưa trưởng thành”. Nói thế có khác gì trói chân, buộc tay thằng bé, cho ăn uống nhỏ giọt, cách ly với sông nước, rồi phán nó chậm lớn, không có khả năng biết bơi. Đểu giả, mất dạy cỡ này là cùng!

Vậy mà, lạ lùng thay, có những người không sinh ra trong chế độ ấy, đầu đã hai thứ tóc, mà giờ đây bắt đầu muốn yêu Bác Hồ như thế hệ chúng tôi mấy chục năm trước đây !
Lạ lùng nữa, vì những người ấy đã tháo thân chạy khỏi chế độ cộng sản và được lớn lên, ăn học, trở thành kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ ở các quốc gia dân chủ, tự do.

Lạ lùng hơn, vì những người ấy, được gọi là trí thức, không thể không biết đến tội ác mà chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã gây ra cho nhân loại nói chung và đối với dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ.
Lạ lùng đến kinh ngạc, vì những bi kịch Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét lại Chống Đảng, Thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968, Cải tạo Tư bản, Tư thương miền Nam sau 1975, Chiến dịch bán bãi thu vàng, các vụ án Minh Phụng-Epco, Năm Cam, PMU 18, PCI, vân vân và vân vân… – chẳng mang đến cho họ một chút ý thức gì về dã tâm khủng khiếp và ghê tởm của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Không biết bị ám bởi phản xạ có điều kiện nào qua “thức ăn phụ trợ” của thời “đổi mới”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “vươn ra biển lớn”, mà giữa lòng Hà Nội xuất hiện một sự đảo ngược tiến trình tiến hoá của loài người. Cả ngàn con người đang no cơm ấm cật, xiêm áo chỉnh tề, bỗng dưng biến thành đàn cá Bác Hồ, bầy chó của Pavlov, “hân hoan”, “hồn nhiên” hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và rồi sau khi kết thúc thắng lợi ra về, cùng nhau đồng ca điệp khúc: “dân trí Việt Nam còn thấp”, “dân tộc ta chưa trưởng thành” nên chưa thể vươn tới tiến trình dân chủ hoá. Bệnh này coi bộ hết phương cứu chữa !

Lê Diễn Đức
Warsaw, Ba Lan 20/12/2009

Nick Vujicic “look up to Uncle Ho”

Dear Mr Nick Vujicic,

I hope this letter finds you in good spirit.

I have just learnt of your recent trip to Vietnam to promote your books. Being one of your admirers and being a Vietnamese-Australian, I took great interest in what you had to say to your audience in Vietnam. However, since then I have received many comments on Facebook and through emails from the Vietnamese youths, conveying a sense of disbelief and disappointment, where inspiration and motivation were expected.

We, the Vietnamese people in Australia, admire your achievements greatly. To our dismay though, we heard you call on the Vietnamese youth to follow the example of Ho Chi Minh where your dialogue was translated to “look up to Uncle Ho” (Hãy làm theo gương Bác Hồ)  and “His greatness always talked about freedom but not money, because freedom can’t be bought with money”. (Người luôn nói về sự tự do chứ không phải là tiền bạc. Bởi đó là thứ mà tiền bạc không thể mua nổi.).

In reference to the second quote, this in actual fact is quite untrue and disconcerts our community. In reality, Ho Chi Minh was very much only interested in absolute political power. He prioritised supreme authority above all and believed that once absolute power was obtained, everything else would follow. We have great difficulty believing that you find inspiration in Ho Chi Minh and we are upset that this was what was relayed to your audience.  

We believe that your translated words were actually manipulated and are not reflections of your true values. We hope that the message you wanted to deliver was reason for your achievements which is freedom; the freedom that gives rise to equal rights and opportunities to everyone in a fair society like Australia and the very thing that your audience in Vietnam is deprived of. We only wish that this was what was translated to your audience.

Similarly, whilst on stage you asked a young girl who was born without arms and legs, “Do you know why I love God...? Because heaven is real, and one day when we get to heaven, we are going to have arms and legs. And we are going to run, and we are going play, and we are going to race." Sadly, none of these words were translated into Vietnamese for your audience to hear. 

This is the reason why I have taken the liberty to write this letter and invite you to read the following article, translated into English, written by the Vietnamese blogger, Le Dien Duc. This article highlights what Ho Chi Minh was really about and what he represents. We hope that these facts help you realise that Ho Chi Minh is a tyrant and more importantly impart to the young Vietnamese generation to not “look up to Uncle Ho”.

You are a role model to so many of our compatriots in and outside Vietnam. Please take a little of your time to read through this article and hopefully you will be able to rectify this incident and send out to your Vietnamese audience your true message; one about hope, freedom, self-confidence, faith and success against all odds - all the aspects that truly characterise who you are.

Thank you ever so much for reading through my letter.


Best regards,

Phung Mai
Victoria Australia

By Le Dien Duc

Talking about oneself is usually not advisable. It’s alright if you talked about your bad points but the good ones can label you as a braggart. For this reason, I have to ask first to be excused for the following lines.

I have the intention to use myself as the starting point of discussion about another subject:  about the resentments of a human being. Like an example. I have no intention to lecture anyone (I would never give myself such importance!). Neither do I pretend to put on the robe of Democracy or Human Rights of any kind, nor to play the role of an intellectual, far from it. These words are simply my thoughts:  my experience.

When I was ten, I was rewarded the title of “Uncle Ho’s good child”. In 1967, I received from his hands the prize for my excellent school results with top marks in all 14 subjects. The prize was a little notebook of 20 x 15cm, of mint white paper, and gleaming pale blue hard cover, on it one can see the photo of Ho Chi Minh’s portrait and a small inscription below it “Chairman Ho’s Prize”. For me, my family, my school, and the local government, this prize was a great honour, as not many towns or cities can boast of receiving one like it - the best only ever had two. The prize-giving ceremony was organised with excitements in the courtyard of the co-operative depot. It was carried out under moonlight as at the time, the American bombers were fiercely attacking North Vietnam and school children were evacuated to the countryside where at night all light and fire were forbidden. The village people came in great number to the event. My father was moved to tears. I pampered the notebook and wouldn’t dream of using it, only took it out from time to time to admire it! But that’s in no way as pathetic as what happened to a friend of mine. In 1968, the Party’s First Secretary Le Duan came to visit our school, he gave to each of those chosen to come to welcome him, a candy from Hai Chau (the kind of quality, rarity and luxury candy that the poor schoolchildren that we were never got to see during the war). My school mate was dying to eat it, but dared not, he was determined to keep it as a souvenir. Under the heat, only a couple of days later, the candy had melted and was sticking all over its wrapping and had to be thrown away. He went on to study in East Germany then came back to teach in Ha Noi Polytechnic to this day. I am quite sure he has never forgotten this anecdote.

As for me, I left for Poland in 1969. The whole group of foreign students like me had to undergo check-ups hospital, to be treated for parasites before being allowed to share the living quarters with others at the Polish Language Centre for foreign students. While in the hospital, we learnt of Ho Chi Minh’s death, we all wept profusely! The Polish nurses were baffled, and disconcerted not knowing what was going on!  We had all loved the Party and Uncle Ho to that point! We all were once so naïve, so innocent to that point!

Until 1994, when Kim Il-Sung died, we watched on TV the people of North Korea packing and lining the streets crying and lamenting his death. At this point, I burst out laughing! I laughed at myself! For once I had been just like that, just as crack-brained, just as duped, not knowing otherwise. We have to give credit to the communist regime for its supreme mastery in planting and modelling human beings to conform to their objectives.Each and every one of my generation and the entire North Vietnamese society has been shaped, forged and brain-washed until they are no longer their own person, until they only think and operate according to the teachings of the Party and Uncle Ho, until they only follow the path traced out by the Party and Uncle Ho, like puppets, like machines. The shadow of Uncle Ho and his Party looms over every aspect of life.

Our actions and reactions are no different to those of the fishes in the pond of Mr Ho in the Chairman’s compound. No more, no less. In 1958, to realise Mr Ho’s wishes, the architect Nguyen Van Ninh has designed for him a house on stilts similar to the highlanders’ with an orchard and a fish pond. This house on stilts has two floors; Ho used the top floor for his bedroom and office in winter, the lower floor during summer and for the Politburo Committee meetings. They finished building the house on May 1st, 1958, in ordinary wood, following his exact instructions – the papers had reported so. However, in real life, I only discovered years later, nothing was so ‘ordinary’, not even the ‘ordinary’ wood of this ‘simple’ stilts house. Even this notion of ‘simplicity’ is worth a debate… The reason is, just imagine, I reckon nothing can beat this: a house built in the middle of a very romantic setting, surrounded by green vegetation, and colourful flora, birds and fishes for all seasons, and Uncle Ho leisurely relaxes smoking his 555 cigarettes and his cigars offered by Fidel Castro! That’s not to mention all the maids sent to serve him (like Miss Nong Thi Xuan(1) for instance)! And all this spacious and palatial life right in the middle of this crowded, noisy, polluted, cramped and downtrodden place we call our capital. It’s nothing less than an unprecedented heavenly lifestyle.

Today in the age of market-economy oriented socialism, some ‘Red Capitalists’ magnates are known to ‘play dirty’ and follow Ho’s example to the letter, so they also built giant palaces in his stilts house model using only precious wood, with gardens filled with rare plants, some costing several thousand dollars. And all this of course also right in the middle of Ha-Noi.

When I was young, I have heard many myths about Mr Ho. For us then, the name Ho Chi Minh was synonym to a superhero, a saintly, and an idol we all worship. In Nghe An, there is even a folklore rime relating Mr Ho and General Giap to the essential elements of creation the Universe!
Every time someone tells something about the life of Uncle (Ho), whenever his fish pond is mentioned, the kids that we were would be hissing in admiration. The telltale went on to suggest that the many fishes in his pond were so well trained by Mr Ho himself that simply by the sound of his tapping on the feeding box or on the side of the pond, the fishes would be rushing towards him to be fed. By the time I reached secondary school, and started natural science classes, I no longer admire Mr Ho’s fish training talent: I only credited him with having a lot of time and patience. For I have only succeeded to cackle to attract the hens after years of practice. So training fishes is no laughing matter! What Mr Ho did was to follow the age-old theory of the Russian scientist Ivan Pavlov (Nobel prize for Medicine in 1904).

Ivan Pavlov is famous for his experiments on dogs about the working of the digestive system. After his biological research on the saliva, he concluded that saliva is not only secreted while eating, but also as a reaction before eating. The food that causes the saliva secretion is the “primary stimulation”, and the bell rings or the light signals before each meal, are called “supplementary feeding”. He found that when the dogs are continuously and over a long period subjected to “supplementary feedings”, simultaneously with “primary stimulations” to induce a habit, then they could be made to slaver just by subjecting them to some supplementary stimulation. This phenomenon is called Pavlov ‘conditioned reaction’, in opposition to the natural secretion of saliva which is an ‘unconditioned reaction’. And I realised then that the fishes in Mr Ho’s pond are nothing but a small-scale reproduction of Pavlov’s dogs.Its bigger-scale reproduction was to be all the more terrifying.People use to say ‘Vietnam is a big prison’, or ‘the whole nation is locked up in a cage’.In this cage, like the fishes in his pond, the Vietnamese people are subjected to innumerable “supplementary feedings” by Mr Ho and his Vietnamese Communist Party in their master plan of ‘people plantation’ to serve the ‘everlasting happiness’ of … the Party.With the many ways to control the population, through the family register, rice tickets, gas tickets, food ration vouchers, clothing vouchers, university register, and nowadays through the red books, inhabitant certificates, passports, driver licences etc…, Mr Ho and his Party since they took power to the present day have turned the whole country into a giant laboratory of experimental ‘conditioned reactions’, and turned the people into troops of docile beings. Millions of people have been and are still and will go on to become the fishes in the pond or the dogs for Pavlov.

On top of all that, there is another kind of ‘supplementary feeding’, no less effective: it is the huge propaganda machine. Intricate is its network from central right down to the smallest hamlet. It slaps on a person’s mind so incessantly and right from childhood. Any information that happens to be to the disadvantage of the totalitarian rule of the Party has to be prevented and censored. It’s common practice to see the immediate eradication of any budding reactionary element in society whose family circle and entourage have to turn against one of their own or face being ostracised and eventually wiped out …Hence the fact that when Mr Ho passed away, my friends and me, still innocent school children at the time, we had cried all our tears, should be quite understandable. In fact, others should forgive, empathise and commiserate with us!

But thank God, right at the start of my first year in university, I had quickly realised the essential values of life, the injustice and the inhumanity of the Communist regime. Under this regime, a human being is stripped of his private life, his personality, and his most basic rights. As students, we were forbidden by the Vietnamese Embassy in Poland from loving, from wearing jeans outdoors, from dancing, from visiting the homes of the locals, from earning money with our labour during the summer break, etc… A thousand and one prohibitions! Every week at our unit meeting, we had to write down our self-criticism. A hint of weariness in this duty could earn you a one-way ticket home!
And I did get so weary and jumped the fence, earning for myself an eviction order. When I arrived back in Ha Noi, at the train station of Hang Co, still on board, two security police agents rushed to my seat and took me away to my detention. Later I received a two years prison sentence for having loved and wishing to covertly stay abroad. After serving my time, I struggled for a long time before finding a job to return to Poland in 1989, right at the time when the Polish communist regime was toppled. As a witness to 20 arduous years of the construction of Poland’s democracy, I can say that the resulting progress and development are palpable year after year, and my political conceptions have also changed totally in the process. I have finally opened my eyes to the magical lights of reality of a society that has evolved from a communist totalitarian regime to a democratic and liberal country. Through this, I have learned to discern and to distinguish Good from Evil. My personal development has regained the normal path, from being a “fish in Uncle Ho’s pond” or a “Pavlov’s dog” to be a human being. My total transformation has been accompanied by the up-and-downs of the democratisation process of Poland and Eastern Europe.

A free Poland has revealed the historical truth to the lights of justice. The past bears witness unequivocally that the communist regime was maintaining itself in power through deceit and oppression. Confirmed communists refuse to listen to anything that would jeopardise their Party’s absolute right to rule, even when this is in their country’s greatest interest. Only when they are under enormous pressure from the population, or when they have failed and are cornered that they would reconsider and compromise to save themselves. But as long as they have strength and especially success, they would be all the more delusional, self-satisfied, conceited and obnoxious. Their true tendency to lie, to cheat, to swindle, to rob with time becomes more and more obvious. They would turn friends into foes, woo their enemies into allies, always in the best interest of their scheme to insure total and absolute power. They have mastered the art of deceit, betrayal and ingratitude. The point of view that the only way to transform the communists, to make them listen, is to collaborate with them, has proved to be utterly inane in the light of the consequences of those who practice it for the last few decades. There has never been examples of any ‘collaborator’ who succeeded in changing the nature of communism, on the contrary, there are many cases where these ‘collaborators’ became victims of betrayal, deception and abuse. I came to the conclusion in the end that these must be of the kind who either like being manipulated, or are of abnormal psyche, or dare not venture off beaten tracks.

Due to the lack of freedom and information from the outside world, a human being does not have enough knowledge to enable him to analyse, compare and recognise the different social models. This is why the vast majority of the Vietnamese under the communist regime, in particular the rural population, still believe that ‘the pond, the cage’ where the Party keeps them is ‘a shining pinnacle’.
God damn it! They keep you in a cage, ears plugged, eyes blindfolded, then they let you hear and see only what they impose that you should see and hear under constant threat to your life. After that, they pretend that ‘the people have low intellect’ and ‘the country is immature’. This is like drip feeding a bound-and- gagged child for years then declaring that the child’s development is below normal. What can be more wretched and despicable than this!?!

Yet, would you believe there are people who aren’t living under this regime, whom time has honoured, but who now begin to love Uncle Ho the way my generation used to some decades ago!
Weird still, as some of them have run away to escape from communist rule and have been raised and educated to become highly qualified professionals in democratic and liberal countries!
Even weirder, for those people, who think of themselves as ‘intellectuals’, cannot ignore the genocides committed by the Communist dictatorships against Humanity in general and against the Vietnamese people in particular over nearly a century.

From the weird to the unthinkable, how could they be so indifferent in the face of all the monstrous and atrocious tragedies brought about by the Vietnamese Communist Party, from the early days with the land reform act(2), the purge of the intellectuals (3), the trials of the Revisionist movement against the Party(4), the Hue mass graves of the 1968 Tet Offensive(5), the re-education camps after 1975 and the Boat People exodus (6), … to the more scandalous official acts of daylight robberies like the gold collect campaign, the case of Minh Phung-Epco, Nam Cam, PMU 18, PCI, the land confiscations, etc…I wonder by which ‘conditioned reaction’ and by which ‘supplementary feeding’ that in the age of official Party buzz words like ‘renew’, ‘grow’, ‘develop’, ‘advance seawards’, one can find right in the heart of Ha Noi appear a phenomenon of regression in the natural evolution of human kind! Thousands of people, though privileged materially, suddenly chose to behave like the fishes in Uncle Ho’s pond, like the dogs of Pavlov, they ‘joyously’ and ‘candidly’ sang the song “Uncle Ho is present on the day of Victory”. Then after much patting on each other’s back, they sang together the refrain ‘the people have low intellect’ and ‘the country is immature’, and reassure themselves that it’s not yet time to set the wheel on the path of Democratisation!
These are the symptoms of an incurable social pathology!
Le Dien Duc
Warsaw, Poland 20/12/2009
(1)     Nong Thi Xuan was known to have been the last of Ho Chi Minh’s designated female bed servants. She had a child with him who was given away at birth to his private secretary to bring up in his own family. When Ms Nong tried to escape from Ho’s service, she was assassinated by his secret police. She wasn’t the first woman to suffer this tragic end but her story is the most recent and well documented.

(2)     Cai Cach Ruong Dat (1953-1956) : the Land Reform Act, inspired by Karl Marx and following the same campaign in China (1946-1949) to wipe out the ‘feudal’ class of land owners, the Vietnamese Labour Party (before it became the Vietnamese Communist Party) has achieved a chilling statistics of an estimated number of persons executed to be between 5000 to 15000, that partly triggered the exodus of 1.5 million people to South Vietnam.


(3)     Nhan Van Giai Pham : was a political controversy in North Vietnam in the late 1950. Following a loosening of political restrictions with some similarities to the Chinese Hundred Flowers Campaign, there was a hardening of attitudes. Two periodicals were closed down and their political associates imprisoned or exiled. They published the Nhân Văn paper and the Giai Phẩm periodical, with articles demanding freedom of speech, and certain human rights be respected. They also commented that Communist Party leaders had violated the Constitution of the Democratic Republic of Vietnam. The affair is named for the suppression of two independent newspapers in North Vietnam in 1956 and for the imprisonment of the intellectuals linked to them.

(4)     Vu An Xet Lai (1963-1967): The Revisionist Movement is the name given to a series of personalities from within the Party who are supposedly pro-Soviet, who questioned the wrongdoings of the Party. The schism between the pro Soviet vs the pro-Chinese was battled out during a series of trials of these Party personalities for treason.


(5)     1968 Tet Offensive in Hue or the Hue Massacre is the name given to the summary executions and mass killings perpetrated by the Viet Cong and North Vietnamese Army during their capture, occupation and later withdrawal from the city of Hue during the Tet Offensive, considered one of the longest and bloodiest battles of the Vietnam War. During the months and years that followed the Battle of Hue, which began on January 31, 1968, and lasted a total of 28 days, dozens of mass graves were discovered in and around Hue. The estimated death toll was between 2,800 to 6,000 civilians and prisoners of war. Victims were found bound, tortured, and sometimes apparently buried alive. The killings were perceived as part of a large-scale purge of a whole social stratum, including anyone friendly to American forces in the region.

(6)     Re-education camp and Boat People Exodus : Re-education as it was implemented in Vietnam was seen as both a means of revenge and a sophisticated technique of repression and indoctrination, which developed for several years in the North and was extended to the South following the 1975 Fall of Saigon. An estimated 1-2.5 million people were imprisoned with no formal charges or trials. According to published academic studies in the United States and Europe, 165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's re-education camps. Thousands were tortured or abused. During the pro-Soviet years after 1975, the purge of the merchant class mainly of Chinese origin, the re-education camps and the forced labour in the new economic zones had pushed some 1-2.5 millions of Vietnamese to choose to flee the country and became Boat People. This exodus by sea has cost an estimated 200,OOO to 600,000 lives lost at sea  (U.N. figures).




Nick Vujicic chỉ lối doanh nhân Việt bằng tinh thần Hồ Chí Minh

Cập nhật: 12:35 | 23/05/2013
 "Hãy làm theo gương Bác Hồ!", đó là một trong những lời khuyên của Nick Vujicic.
Sáng 23/5, Nick Vujicic đã có buổi diễn thuyết thứ 2 tại TP.HCM với chủ đề "Không bao giờ bỏ cuộc". Đây là buổi diễn thuyết dành riêng cho giới doanh nhân, trong đó Nick đã chia sẻ khá nhiều những kinh nghiệm, quan điểm trong việc kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Khi nói về việc phải đối mặt với những khó khăn, chàng trai kỳ diệu người Úc đã có một lời khuyên rất gần gũi với đông đảo khán giả. Đó là "Hãy làm theo gương Bác Hồ". "Trước muôn vàn thử thách, Hồ Chủ Tịch vẫn từng, từng bước dẫn dắt dân tộc Việt tiến lên phía trước", anh nói.
Không những thế, Nick còn tiết lộ thêm lý do vì sao anh lại ngưỡng mộ Bác Hồ: "Người luôn nói về sự tự do chứ không phải là tiền bạc. Bởi đó là thứ mà tiền bạc không thể mua nổi.
Nick Vujicic, cuộc sống không giới hạn
Nick Vujicic trong buổi nói chuyện với các doanh nghiệp ở TP.HCM.
Đây cũng là một trong những quan điểm về kinh doanh mà Nick Vujicic luôn đặt lên hàng đầu. Theo anh, một doanh nhân có bản lĩnh sẽ không bao giờ biến mình thành nô lệ của đồng tiền.
Bên cạnh đó, người không tay không chân còn chia sẻ rất nhiều quan điểm gần gũi, thiết thực mà không phải ai cũng nghĩ tới. Với anh, gia đình luôn phải đặt lên trên công việc. Nick nói: "Tôi muốn trở thành một người chồng tốt, một người cha tốt trước khi trở thành một CEO thành đạt".
Nói về vai trò của người lãnh đạo, ngoài việc phải có niềm tin, có sự kiên định và mạnh mẽ, Nick tin rằng một người chủ tốt còn phải là một người đầy tớ chăm chỉ. Một người biết quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu.
Nick Vujicic, cuộc sống không giới hạn
Một trong những quan điểm sống của Nick.
Không chỉ là một diễn giả nổi tiếng, Nick Vujicic còn đang là giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận Life Without Limbs (Cuộc sống khuyết tứ chi). Dưới sự điều phối của Nick, quỹ đã hỗ trợ cho nhiều người khó khăn, khuyết tật trên thế giới, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn.
Với các doanh nhân Việt đang phải trải qua một thời kỳ kinh tế khó khăn, không dám chắc những chia sẻ đầy lạc quan cũng như những kinh nghiệm hữu ích mà Nick rút ra từ thực tế có giúp họ tìm được cách để lèo lái sự nghiệp của mình hay không nhưng quan trọng hơn cả, không ít người trong số họ sẽ có thêm niềm tin để dũng cảm bước tiếp.
Ngay sau buổi diễn thuyết này, Nick Vujicic sẽ đến với thủ đô Hà Nội để tiếp tục các hoạt động của mình tại Việt Nam.
Linh Phạm